Lần đầu tiên người dân bản Đan Lai dùng nồi cơm điện, tủ lạnh

Hữu Vi - Bá Hậu 07/05/2018 16:22

(Baonghean.vn) - Nằm ở thượng nguồn sông Giăng thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) là 2 bản người Đan Lai Cò Phạt và Khe Búng. Bà con vừa biết đến nồi cơm điện, tủ lạnh vì gần đây điện lưới mới vào đến bản.

Lần đầu tiên, người Đan Lai ở bản Khe Búng xã Môn Sơn dùng nồi cơm điện. Ảnh Bá Hạu
Lần đầu tiên, người Đan Lai ở bản Khe Búng xã Môn Sơn dùng nồi cơm điện. Ảnh: Bá Hậu

Người Đan Lai ở thượng nguồn sông Giăng quần tụ thành bản lớn từ khi mới có chính quyền cách mạng. Trước đây, họ có 3 bản nhưng đã di dời về gần trung tâm xã Môn Sơn và xã Thạch Ngàn từ đầu những năm 2000, nay chỉ còn lại 2 bản.

Người Đan Lai ở Con Cuông có khoảng trên 3.000 người, trước khi chưa di dời chủ yếu sống ở các xã Châu Khê, Lục Dạ, nhiều nhất là xã Môn Sơn. Cuộc sống của bà con nơi đây cũng khó khăn hơn các cộng đồng Đan Lai nơi khác. Hiện cả 2 bản Cò Phạt và Khe Búng có 223 hộ với khoảng 1.000 nhân khẩu.

Từ cách đây 24 năm, nhiều bản làng ở huyện Con Cuông bắt đầu có điện lưới quốc gia thì mãi đến đầu năm 2018, 2 bản Cò Phạt và Khe Búng mới được kéo điện. Trong khi trước đó, hệ thống đường sá và các công trình phúc lợi như trạm y tế, trường học cũng được đầu tư khá cơ bản. Đường sá trong bản đều được đổ bê tông.

Trước khi có điện lưới, người Đan Lai ở thượng nguồn sông Giăng chủ yếu dùng nguồn điện tự tạo từ suối nước. Công cụ thô sơ này chỉ đủ điện dùng thắp sáng, cơm phải nấu bằng bếp củi. Còn tủ lạnh, ti vi là những vật dụng từng hoàn toàn xa lạ với cộng đồng này.

Ngày nay, người Đan Lai ở thượng nguồn sông Giăng vẫn sinh sống trong những mái nhà sàn tạm bợ. Điện lưới về đang mở ra một niềm hy vọng về sự đổi thay. Ảnh : Hữu Vi
Người Đan Lai ở thượng nguồn sông Giăng vẫn sinh sống trong những mái nhà sàn tạm bợ. Điện lưới về đang mở ra một niềm hy vọng về sự đổi thay. Ảnh: Hữu Vi

Chị La Thị Pa, trú bản Cò Phạt cho biết, ngay trước ngày có điện đã mang số tiền dành dụm được bấy lâu nay mua hai chiếc nồi cơm điện. Một chiếc để dùng, chiếc còn lại thì phòng khi hỏng hóc vì địa bàn này xa trung tâm. Việc mua sắm rất gian nan. Chị cho hay là nhiều nhà trong bản cũng làm như chị. “Trước kia đi rừng về là phải chui vào bếp nấu cơm, mất thời gian lắm. Giờ chỉ việc nấu thức ăn. Cơm thì có điện nấu hộ rồi” - chị Pa cười, chia sẻ.

Hai đứa trẻ trong một gia đình ở bản Cò Phạt mải mê với những ngày đầu tiên được xem ti vi. ảnh : Bá Hậu
2 đứa trẻ trong một gia đình ở bản Cò Phạt mải mê với những ngày đầu tiên được xem ti vi. Ảnh: Bá Hậu

Người phụ nữ bản Khe búng với chiếc tủ lạnh mới sắm. Ảnh : Bá Hậu
Người phụ nữ bản Khe Búng với chiếc tủ đá mới sắm. Ảnh: Bá Hậu

Ông Lê Văn Chín - Trưởng bản Khe Búng cho biết: Hiện tất cả số hộ dân trong bản đều dùng điện lưới. Nhiều nhà đã sắm các phương tiện nghe nhìn đắt tiền như ti vi màn hình lớn. Có những hộ bán hàng còn sắm cả tủ lạnh, tủ đá để phục vụ bán hàng tạp hóa. “Điều quan trọng nhất là khi có điện lưới, dân mình có điều kiện hơn để giao lưu với bên ngoài” - ông Chín nói thêm.

Còn cháu La Thị Quê, một học sinh lớp 5 cũng chia sẻ niềm vui khi có điện lưới. “Cháu vui nhất là mình và các bạn trong bản không phải thắp đèn dầu để học nữa”./.

Nhận diện tộc người Đan Lai còn lại duy nhất ở Nghệ An

Nhận diện tộc người Đan Lai còn lại duy nhất ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sống trên khu vực biên giới thuộc vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, gần 1.000 nhân khẩu thuộc tộc người Đan Lai đã và đối diện với rất nhiều nguy cơ. Tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thất học bủa vây cuộc sống của tộc người mang dáng dấp thổ dân này.


Mới nhất

x
Lần đầu tiên người dân bản Đan Lai dùng nồi cơm điện, tủ lạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO