Mỹ thay đổi chiến lược về Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn)- Tờ Washington Post đưa tin Mỹ đang nỗ lực đưa ra một chiến lược mới cho Ukraine, đánh dấu sự chuyển hướng từ các cuộc tấn công năm 2023 sang phòng thủ tiền tuyến. Tờ báo cho biết thêm, những điều chỉnh được cho là nhằm phản ứng trước cuộc phản công thất bại của Kiev vào năm ngoái.

Trong một bài báo đăng ngày 27/1, tờ báo dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhà Trắng giải thích “sẽ khó để (lực lượng Ukraine) cố gắng thực hiện một cuộc tấn công lớn trên tất cả các mặt trận như họ đã cố gắng thực hiện vào năm ngoái”. Do đó, hy vọng giờ đây đã bớt tham vọng hơn nhiều – đảm bảo rằng Kiev không mất thêm đất vào tay Moskva. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quân đội Ukraine sẽ chỉ ngồi trong chiến hào của họ, với những gì được mô tả là “hoán đổi lãnh thổ” vẫn có thể xảy ra ở các thành phố và làng mạc nhỏ, nguồn tin nói với WP.

anh-1-26-1571.jpg
Quân nhân Ukraine đào hào gần Bakhmut. Ảnh: AFP

Tờ Politico cũng đưa tin tương tự về nhận thức ở Washington và Brussels rằng một “chiến thắng toàn diện” dành cho Ukraine khó có thể xảy ra, ít nhất là vào năm 2024, và Mỹ cùng EU đang âm thầm chuyển hướng nỗ lực của họ hướng tới một giải pháp thương lượng cuối cùng.

Tờ WP​ đưa tin quân đội Ukraine ở vùng Zaporozhye đã chuẩn bị "sao chép" tuyến phòng thủ của Nga vốn ngăn chặn bước tiến của Kiev vào mùa hè năm ngoái. Những các nước phương Tây cũng muốn Ukraine tập trung hơn vào các cuộc tấn công tên lửa tầm xa chống lại lực lượng Nga, bao gồm cả Hạm đội Biển Đen đóng tại Crimea. Về lâu dài, chính quyền Tổng thống Biden được cho là hy vọng sẽ ký một thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine sớm nhất là vào mùa Xuân này, tương tự như thỏa thuận được ký kết gần đây giữa London và Kiev.

Theo WP, căn cứ vào thỏa thuận sắp đạt được, Washington sẽ cam kết tăng cường quân đội của Kiev cũng như củng cố cơ sở công nghiệp và xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, những kế hoạch này xoay quanh việc Quốc hội bật đèn xanh cho yêu cầu tài trợ trị giá 61 tỷ USD của Tổng thống Biden, trong khi Đảng Cộng hòa tỏ ra cứng rắn hơn bao giờ hết, tờ báo chỉ ra.

WP hy vọng thỏa thuận lâu dài của Washington với Ukraine sẽ khiến ứng cử viên dẫn đầu Đảng Cộng hòa Donald Trump gặp khó khăn hơn trong việc cắt giảm viện trợ nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Ông Trump đã nhiều lần hoài nghi về việc chính quyền Mỹ tiếp tục phân bổ hào phóng cho Ukraine và thề rằng, nếu trở lại Nhà Trắng, sẽ chấm dứt đổ máu “trong một ngày, tức 24 giờ”.

Tuần trước, CNN đưa tin chính quyền Biden đang hy vọng nhận được “càng nhiều viện trợ càng tốt trước tháng 1/2025” trong bối cảnh dấy lên lo ngại cựu Tổng thống Trump có thể hạn chế dòng tiền nếu tái đắc cử./.

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.