Khung gỗ của đình được liên kết với nhau bằng hệ thống vì kèo kẻ chuyền, văng và khấu đầu, tất cả được bào trơn, đóng khít, sàm thắt mộng đuôi én tạo nên sự vững chắc cho đình. Riêng hai vì ở giữa trốn hai cột cái thay bằng hai trụ tròn, kê trên đấu hình vuông làm cho không gian đình thêm phần thoáng đãng. Ảnh: Huy Thư

Nét cổ kính, độc đáo của đình làng Phượng Lịch

(Baonghean.vn) - Xây dựng từ thời Nguyễn, đình Phượng Lịch ở xã Diễn Hoa (Diễn Châu) mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo. Hiện di tích đang xuống cấp nặng nề, cần được trùng tu, tôn tạo.
Làng Phượng Lịch, xã Diễn Hoa trước đây thuộc tổng Lý Trai, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu là một làng cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời. Nơi đây, người dân địa phương đã xây dựng nên nhiều công trình làng xã, như đình, đền, chùa, miếu... trong đó có đình Phượng Lịch. Ảnh: Huy Thư ảnh 1

Làng Phượng Lịch, xã Diễn Hoa trước đây thuộc tổng Lý Trai, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu là một làng cổ, có bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời. Nơi đây, người dân địa phương đã xây dựng nên nhiều công trình làng xã, như đình, đền, chùa, miếu... trong đó có đình Phượng Lịch. Ảnh: Huy Thư

Đình Phượng Lịch được nhân dân làng Phượng Lịch xây dựng vào năm 1866 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ Thành Hoàng làng là bà Hồng Thị Châu Nương (vợ 3 của Thượng tướng Trần Quang Khải) - người đã có công chiêu dân lập ấp, xây dựng trang trại Giang Lâm (xã Diễn Quảng, Diễn Hạnh và Diễn Hoa hiện nay); dạy cho dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa... Ảnh: Huy Thư ảnh 2

Đình Phượng Lịch được nhân dân làng Phượng Lịch xây dựng vào năm 1866 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ Thành Hoàng làng là bà Hồng Thị Châu Nương (vợ 3 của Thượng tướng Trần Quang Khải) - người đã có công chiêu dân lập ấp, xây dựng trang trại Giang Lâm (xã Diễn Quảng, Diễn Hạnh và Diễn Hoa hiện nay); dạy cho dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa... Ảnh: Huy Thư

Nguyên xưa, đình Phượng Lịch có cổng đình, đại đình, hậu cung, nhà tả vu, hữu vu. Nay nhà tả vu và hữu vu đã không còn. Đại đình có kiến trúc thời Nguyễn, là ngôi nhà 5 gian 6 vì, rộng 150m2. Ảnh: Huy Thư ảnh 3

Nguyên xưa, đình Phượng Lịch có cổng đình, đại đình, hậu cung, nhà tả vu, hữu vu. Nay nhà tả vu và hữu vu đã không còn. Đại đình có kiến trúc thời Nguyễn, là ngôi nhà 5 gian 6 vì, rộng 150m2. Ảnh: Huy Thư

Khung gỗ của đình được liên kết với nhau bằng hệ thống vì kèo kẻ chuyền, văng và khấu đầu, tất cả được bào trơn, đóng khít, sàm thắt mộng đuôi én tạo nên sự vững chắc cho đình. Riêng 2 vì ở giữa trốn 2 cột cái thay bằng 2 trụ tròn, kê trên đấu hình vuông làm cho không gian đình thêm phần thoáng đãng. Ảnh: Huy Thư ảnh 4

Khung gỗ của đình được liên kết với nhau bằng hệ thống vì kèo kẻ chuyền, văng và khấu đầu, tất cả được bào trơn, đóng khít, sàm thắt mộng đuôi én tạo nên sự vững chắc cho đình. Riêng 2 vì ở giữa trốn 2 cột cái thay bằng 2 trụ tròn, kê trên đấu hình vuông làm cho không gian đình thêm phần thoáng đãng. Ảnh: Huy Thư

Trên các kết cấu gỗ của đình được điêu khắc chạm trổ nhiều đề tài dân gian, họa tiết, hoa văn truyền thống với kỹ thuật tay nghề đạt độ kỹ xảo. Trong ảnh: Điêu khắc trên những kẻ trước của đình. Ảnh: Huy Thư ảnh 5

Trên các kết cấu gỗ của đình được điêu khắc chạm trổ nhiều đề tài dân gian, họa tiết, hoa văn truyền thống với kỹ thuật tay nghề đạt độ kỹ xảo. Trong ảnh: Điêu khắc trên những kẻ trước của đình. Ảnh: Huy Thư

Xà dọc của 2 vì giữa có đầu dư chạm hình rồng với những đường nét tinh tế, sống động, đẹp mắt đang chầu vào nhau. Ảnh: Huy Thư ảnh 6

Xà dọc của 2 vì giữa có đầu dư chạm hình rồng với những đường nét tinh tế, sống động, đẹp mắt đang chầu vào nhau. Ảnh: Huy Thư

Đặc biệt, trên mái đình, được trang trí hình các con vật một cách công phu, độc đáo. Bờ nóc của đình đắp hình “lưỡng long triều nguyệt” khá lớn. Đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Huy Thư ảnh 7

Đặc biệt, trên mái đình, được trang trí hình các con vật một cách công phu, độc đáo. Bờ nóc của đình đắp hình “lưỡng long triều nguyệt” khá lớn. Đây là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Ảnh: Huy Thư

Với chất liệu vôi vữa, mảnh sành, sứ... các nghệ nhân đã tạo thành những con rồng có thân hình to, khỏe với đầy đủ các bộ phận tạo thành những đường cong mềm mại. Ảnh: Huy Thư ảnh 8

Với chất liệu vôi vữa, mảnh sành, sứ... các nghệ nhân đã tạo thành những con rồng có thân hình to, khỏe với đầy đủ các bộ phận tạo thành những đường cong mềm mại. Ảnh: Huy Thư

Ngoài hình lưỡng long triều nguyệt, 2 đầu bờ nóc còn có hình 2 con cá sấu hướng về giữa đình, trên mỗi bờ giải có 2 con nghê quay đầu vào nhau rất sinh động, 4 đầu đao cong vút với hình cá hóa rồng cách điệu. Riêng bờ đốc đắp hình chim phượng xòe cánh với dáng vẻ thanh thoát... Không chỉ độc đáo trong kiến trúc, điêu khắc, đình Phượng Lịch còn là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng ở địa phương. Đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: Huy Thư ảnh 9

Ngoài hình lưỡng long triều nguyệt, 2 đầu bờ nóc còn có hình 2 con cá sấu hướng về giữa đình, trên mỗi bờ giải có 2 con nghê quay đầu vào nhau rất sinh động, 4 đầu đao cong vút với hình cá hóa rồng cách điệu. Riêng bờ đốc đắp hình chim phượng xòe cánh với dáng vẻ thanh thoát... Không chỉ độc đáo trong kiến trúc, điêu khắc, đình Phượng Lịch còn là chứng tích của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng ở địa phương. Đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Ảnh: Huy Thư

Tồn tại hơn 1,5 thế kỷ, trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Phượng Lịch đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện khung gỗ của đình nhiều chỗ bị mối ăn, nhiều kết cấu bị hư hỏng, phải đóng tháp, gia cố tạm thời. Mái ngói bị rơi rụng, nhiều chỗ không che kín phần gỗ của đình. Hiện trạng "kêu cứu" của đình Phượng Lịch cần được các cấp quan tâm để có giải pháp trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Huy Thư ảnh 10

Tồn tại hơn 1,5 thế kỷ, trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Phượng Lịch đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện khung gỗ của đình nhiều chỗ bị mối ăn, nhiều kết cấu bị hư hỏng, phải đóng tháp, gia cố tạm thời. Mái ngói bị rơi rụng, nhiều chỗ không che kín phần gỗ của đình. Hiện trạng "kêu cứu" của đình Phượng Lịch cần được các cấp quan tâm để có giải pháp trùng tu, tôn tạo. Ảnh: Huy Thư

Vẻ đẹp độc đáo trên bờ nóc đình Phượng Lịch. Video: Huy Thư

tin mới

Quỳnh Lưu

Phong trào tiếp sức cho học sinh nghèo ở Quỳnh Lưu

(Baonghean.vn) - Cùng với nhiều hoạt động chăm lo công tác an sinh xã hội, thời gian qua các Chi bộ, đảng bộ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã đẩy mạnh chương trình “Tiếp sức đến trường” hết sức ý nghĩa nhằm giúp các em học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn được đến trường trong năm học mới.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại nhà ga hành khách quốc nội

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị thuê vị trí quảng cáo tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau:

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên

(Baonghean.vn) - Chỉ tính riêng trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh, sinh viên sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh; tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm học sinh, sinh viên bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Tăng cường phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế

Tăng cường phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế

(Baonghean.vn) -BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 2853/BHXH-TTKT gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT.

Người dân vẫn thờ ơ, bàng quan tại ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất tỉnh

Người dân vẫn thờ ơ, bàng quan tại ổ dịch sốt xuất huyết lớn nhất tỉnh

(Baonghean.vn) - Hiện, ổ dịch sốt xuất huyết tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn là ổ dịch lớn nhất tỉnh, với 98 ca mắc. Ổ dịch này đã kéo dài gần 50 ngày, có nguy cơ bùng phát mạnh hơn. Tuy nhiên, ý thức của người dân trong công tác vệ sinh môi trường và phòng chống sốt xuất huyết chưa cao.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy bàn giao nhà ở cho người nghèo tại Quỳ Châu

Ban Tổ chức Tỉnh ủy bàn giao nhà ở cho người nghèo tại Quỳ Châu

(Baonghean.vn) -Ngày 17/9, các đồng chí: Lê Đình Lý - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lê Quốc Khánh - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Hoài - Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu đã trao quà và bàn giao nhà ở cho người nghèo tại xã Châu Nga.