Người gieo mầm những ước mơ cho học sinh vùng cao

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
(Baonghean.vn) - Trong không khí náo nức của cả nước hướng về kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ngành Giáo dục Kỳ Sơn liên tiếp nhận những tin vui. Đó là 10/10 giáo viên đạt giải tại Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp THCS tỉnh Nghệ An, đặc biệt cô giáo Lê Na - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Kỳ Sơn được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.

Vượt qua 120 hồ sơ trên khắp cả nước, cô giáo Lê Na, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Kỳ Sơn là một trong số 68 giáo viên tiêu biểu cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh những tấm gương tiêu biểu, có nhiều sáng kiến đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong điều kiện khó khăn.

Cô giáo và Lê Na và học sinh trong giờ học. Ảnh: Tình Dương

Cô giáo và Lê Na và học sinh trong giờ học. Ảnh: Tình Dương

Năm 2005, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn - Trường Đại học Vinh, cô giáo Lê Na nhận được quyết định lên công tác tại huyện Kỳ Sơn. Đơn vị công tác đầu tiên là Trường THCS Mường Lống, một ngôi trường cách trung tâm thị trấn gần 60 km, khí hậu khắc nghiệt, mùa Đông lạnh giá, học sinh 100% là con em đồng bào dân tộc Mông. Vượt lên những khó khăn về điều kiện địa lý, khí hậu và bất đồng ngôn ngữ, cùng với sức trẻ và niềm đam mê nghề nghiệp, cô giáo Na luôn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp và phụ huynh, học sinh tin yêu, nể trọng.

Sau 03 năm công tác tại Mường Lống, cô được điều chuyển sang Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Càn. Tại đây, song song với hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn một cách xuất sắc, cô giáo Lê Na đã quyết định tiếp tục đăng ký theo học chương trình đào tạo thạc sĩ để phục vụ tốt hơn nữa cho quá trình công tác của mình. Cô giáo Lê Na cũng là một trong số ít những giáo viên đầu tiên của huyện Kỳ Sơn có bằng thạc sĩ Ngữ văn. Sau hơn 10 năm giảng dạy tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, là địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Kỳ Sơn, vượt lên những khó khăn, cô Lê Na liên tục là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, là giáo viên nòng cốt chuyên môn của ngành và có nhiều sáng kiến kinh nghiệm có giá trị thực tiễn.

Cô giáo Lê Na trao đổi bài cùng học sinh trong sân trường. Ảnh: Tình Dương

Cô giáo Lê Na trao đổi bài cùng học sinh trong sân trường. Ảnh: Tình Dương

Năm 2018, cô giáo Lê Na được điều động về công tác tại Trường PT Dân tộc nội trú THCS Kỳ Sơn - ngôi trường hoạt động theo mô hình nội trú duy nhất của huyện Kỳ Sơn. Đây là nơi đào tạo, nuôi dưỡng hơn 300 học sinh được tuyển chọn từ các xã trong huyện, có nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng là nơi đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho huyện Kỳ Sơn. Điều kiện công tác thuận lợi hơn càng giúp cô phát huy hết năng lực sở trường, đem về nhiều thành tích đóng góp vào bảng vàng chung của nhà trường và ngành Giáo dục Kỳ Sơn. Năm 2020, cô giáo Lê Na đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm học 2021-2022, đội tuyển môn Ngữ văn lớp 9 do cô giáo Lê Na bồi dưỡng có 06 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện (01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 01 giải Khuyến khích); có 03 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh (01 Thủ khoa, 02 giải Nhì). Đây là một thành tích đáng nể đối với một giáo viên công tác tại huyện miền núi nhiều khó khăn như huyện Kỳ Sơn.

Bằng tài năng và tâm huyết của mình, cô giáo Lê Na luôn được đồng nghiệp và phụ huynh học sinh tin yêu. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ giảng dạy tại trường, cô giáo Na còn là giáo viên cốt cán, thường xuyên làm nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên trong huyện. Ở trường, với vai trò là tổ phó tổ chuyên môn, cô luôn gương mẫu trong công việc, hỗ trợ nhiệt tình các thành viên khác trong tổ hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn. Trong quá trình công tác, cô giáo Lê Na đã 05 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: năm 2010, 2011, 2017, 2018, 2021; được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, nhiều Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đến với mái trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Kỳ Sơn - nơi gieo mầm những ước mơ cho học sinh vùng cao, các em học sinh rất tự hào về những thầy cô của mình, trong đó có cô giáo Lê Na.

Hình ảnh cô giáo Lê Na mà Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" tôn vinh. Ảnh: Tình Dương

Hình ảnh cô giáo Lê Na mà Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" tôn vinh. Ảnh: Tình Dương

Cô giáo Lê Na tâm sự: "Việc trở thành một trong hai giáo viên của tỉnh Nghệ An được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức có ý nghĩa hết sức đặc biệt với cá nhân tôi. Đây sẽ là động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người nơi mảnh đất biên cương xa xôi của tỉnh nhà. Thế nhưng, danh hiệu lớn nhất của tôi sau gần 17 năm gắn bó với nghề chính là tình cảm và sự tin yêu của học sinh, của phụ huynh và của bạn bè đồng nghiệp dành cho mình…".

Danh hiệu mà Bộ Giáo dục - Đào tạo tôn vinh cô Lê Na là hoàn toàn xứng đáng. Với nhà trường, cô Lê Na là một nhân tố rất tích cực, là người nhiệt tình, năng nổ, lan tỏa sự nhiệt huyết, tận tâm, yêu trường và quan tâm học sinh, đồng nghiệp, cô đã góp phần không nhỏ khẳng định thương hiệu của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Kỳ Sơn nơi mảnh đất biên cương xa xôi”.

Thầy Đinh Tiến Hoàng - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Kỳ Sơn

Đang ở độ tuổi chín muồi về sự nghiệp, những thành tích mà cô giáo Lê Na gặt hái được chắc chắn sẽ không dừng lại trong quá trình công tác tại huyện miền núi Kỳ Sơn. Đây cũng chính là những bông hoa tươi sắc góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp mà ngành Giáo dục đang thực hiện./.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.