Giúp nhau thu hoạch sắn

Nông dân Thanh Chương vào mùa thu hoạch sắn

(Baonghean.vn) - Thành lập tổ đổi công giúp nhau thu hoạch sắn là cách làm hay đang được người dân một số xã tại huyện Thanh Chương duy trì trong điều kiện chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Mùa thu hoạch sắn cũng tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn.
Vụ sắn năm 2022, huyện Thanh Chương trồng 2000 ha gồm các giống sắn như KM94, CT11, NA94... Những ngày này, bà con trồng sắn ở Thanh Chương đang tập trung thu hoạch sắn củ. Thời tiết nắng ấm, đất đai khô ráo rất thuận lợi cho việc cày sắn, nhổ sắn, vận chuyển sắn củ đi tiêu thụ. Trong ảnh: Người dân xã Thanh Thủy đang thu hoạch sắn. Ảnh: Huy Thư
Vụ sắn năm 2022, huyện Thanh Chương trồng 2000 ha gồm các giống sắn như KM94, CT11, NA94... Những ngày này, bà con trồng sắn ở Thanh Chương đang tập trung thu hoạch sắn củ. Thời tiết nắng ấm, đất đai khô ráo rất thuận lợi cho việc cày sắn, nhổ sắn, vận chuyển sắn củ đi tiêu thụ. Trong ảnh: Người dân xã Thanh Thủy đang thu hoạch sắn. Ảnh: Huy Thư
Thu hoạch sắn củ khá vất vả, cách thức chủ yếu của người dân Thanh Chương là dùng trâu, bò cày 2 bên luống sắn để đào, nhổ bụi sắn cho dễ, không bị gãy, chắn củ. Một số địa phương cày lật cả hàng sắn, ưu điểm là nhanh, không phải đào, nhổ, nhưng củ sắn dễ bị gãy, nát. Ảnh: Huy Thư
Thu hoạch sắn củ khá vất vả, cách thức chủ yếu của người dân Thanh Chương là dùng trâu, bò cày 2 bên luống sắn để đào, nhổ bụi sắn cho dễ, không bị gãy, chắn củ. Một số địa phương cày lật cả hàng sắn, ưu điểm là nhanh, không phải đào, nhổ, nhưng củ sắn dễ bị gãy, nát. Ảnh: Huy Thư
Dịp này, bà con trồng sắn ở các xã Thanh Thủy, Thanh Ngọc... thường lập tổ đổi công, mỗi tổ từ 5 - 10 người, lần lượt giúp nhau thu hoạch sắn cho các hộ trong tổ. Nếu lao động cả ngày, gia đình có sắn chỉ phải lo bữa ăn trưa. Sắn sau khi thu hoạch được các hộ dân bán cho lái buôn tại ruộng với giá 1.200 đồng/kg, nếu bốc lên xe ô tô là 1600 đồng/kg. Bà con trồng sắn ở xã Thanh Thủy cho biết, giá bán sắn tại ruộng không cao, nhưng khó bán vì không có người thu mua. Ảnh: Huy Thư
Dịp này, bà con trồng sắn ở các xã Thanh Thủy, Thanh Ngọc... thường lập tổ đổi công, mỗi tổ từ 5 - 10 người, lần lượt giúp nhau thu hoạch sắn cho các hộ trong tổ. Nếu lao động cả ngày, gia đình có sắn chỉ phải lo bữa ăn trưa. Sắn sau khi thu hoạch được các hộ dân bán cho lái buôn tại ruộng với giá 1.200 đồng/kg, nếu bốc lên xe ô tô là 1600 đồng/kg. Bà con trồng sắn ở xã Thanh Thủy cho biết, giá bán sắn tại ruộng không cao, nhưng khó bán vì không có người thu mua. Ảnh: Huy Thư
Ở xã Thanh Thủy - địa phương có nhiều lao động theo nghề khai thác keo, một số tổ khai thác keo, trong năm họ thường làm nghề khai thác keo, đến mùa thu hoạch sắn thì giúp nhau đi đào sắn, nhổ sắn. Anh Bùi Đăng Hải (38 tuổi) ở xóm Thủy Phong, xã Thanh Thủy chia sẻ: Trong tổ khai thác keo, mọi người đều thân quen, lao động chung với nhau từ lâu, nên mùa sắn thường nghỉ làm keo, giúp nhau thu hoạch sắn, đỡ tiền thuê nhân công. Ảnh: Huy Thư
Ở xã Thanh Thủy - địa phương có nhiều lao động theo nghề khai thác keo, một số tổ khai thác keo, trong năm họ thường làm nghề khai thác keo, đến mùa thu hoạch sắn thì giúp nhau đi đào sắn, nhổ sắn. Anh Bùi Đăng Hải (38 tuổi) ở xóm Thủy Phong, xã Thanh Thủy chia sẻ: Trong tổ khai thác keo, mọi người đều thân quen, lao động chung với nhau từ lâu, nên mùa sắn thường nghỉ làm keo, giúp nhau thu hoạch sắn, đỡ tiền thuê nhân công. Ảnh: Huy Thư
Bà Lê Thị Ân ở xóm Thủy Sơn xã Thanh Thủy cho biết, nhà bà làm 3 sào sắn, tổ đổi công gần 10 người đã chung tay thu hoạch chỉ trong nửa ngày. Theo bà Ân, chi phí trồng 3 sào sắn tốn tiền triệu, riêng tiền thuê máy dập đất đã hết 650.000 đồng, chưa kể tiền mua phân NPK, kali, thuê làm cỏ, vun gốc... Nếu phải bỏ tiền thuê nhân công thu hoạch thì trừ tất cả chi phí, trồng 3 sào sắn chẳng lãi được bao nhiêu, có khi lỗ. Trong điều kiện chi phí sản xuất tăng cao, việc thành lập và hoạt động của tổ đổi công có ý nghĩa lớn đối với người dân trồng sắn. Ảnh: Huy Thư
Bà Lê Thị Ân ở xóm Thủy Sơn xã Thanh Thủy cho biết, nhà bà làm 3 sào sắn, tổ đổi công gần 10 người đã chung tay thu hoạch chỉ trong nửa ngày. Theo bà Ân, chi phí trồng 3 sào sắn tốn tiền triệu, riêng tiền thuê máy dập đất đã hết 650.000 đồng, chưa kể tiền mua phân NPK, kali, thuê làm cỏ, vun gốc... Nếu phải bỏ tiền thuê nhân công thu hoạch thì trừ tất cả chi phí, trồng 3 sào sắn chẳng lãi được bao nhiêu, có khi lỗ. Trong điều kiện chi phí sản xuất tăng cao, việc thành lập và hoạt động của tổ đổi công có ý nghĩa lớn đối với người dân trồng sắn. Ảnh: Huy Thư
Tại xã Thanh Lâm, các hộ trồng sắn phần lớn đều bán sắn cả cây cho lái buôn trên ruộng. Sau khi mua "quạ", các lái buôn sẽ thuê nhân công đến thu hoạch. Trước đây, xã Thanh Lâm có gần chục người đi buôn sắn củ, nay chỉ còn một số ít người theo nghề. Ảnh: Huy Thư
Tại xã Thanh Lâm, các hộ trồng sắn phần lớn đều bán sắn cả cây cho lái buôn trên ruộng. Sau khi mua "quạ", các lái buôn sẽ thuê nhân công đến thu hoạch. Trước đây, xã Thanh Lâm có gần chục người đi buôn sắn củ, nay chỉ còn một số ít người theo nghề. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con trồng sắn ở xã Thanh Lâm, vụ sắn này năng suất, sản lượng giảm hơn vụ trước, nguyên nhân là do mưa lớn, kéo dài, sắn bị thối nhiều. Những vùng đất thấp, khó thoát nước, tỉ lệ sắn bị thối càng lớn. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con trồng sắn ở xã Thanh Lâm, vụ sắn này năng suất, sản lượng giảm hơn vụ trước, nguyên nhân là do mưa lớn, kéo dài, sắn bị thối nhiều. Những vùng đất thấp, khó thoát nước, tỉ lệ sắn bị thối càng lớn. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Văn Bảy (57 tuổi) trú tại xóm 3 xã Thanh Lâm cho biết: Vụ sắn này gia đình ông trồng hơn 1 ha sắn cao sản, năng suất bình quân chỉ đạt 1,2 - 1,3 tấn/sào, giảm hơn năm trước khoảng 2- 3 tạ/sào. Sau khi thu hoạch, ông vẫn tiếp tục trồng sắn trên diện tích cũ. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Văn Bảy (57 tuổi) trú tại xóm 3 xã Thanh Lâm cho biết: Vụ sắn này gia đình ông trồng hơn 1 ha sắn cao sản, năng suất bình quân chỉ đạt 1,2 - 1,3 tấn/sào, giảm hơn năm trước khoảng 2- 3 tạ/sào. Sau khi thu hoạch, ông vẫn tiếp tục trồng sắn trên diện tích cũ. Ảnh: Huy Thư
Mùa thu hoạch sắn đã tạo việc làm cho nhiều lao động ở xã Thanh Lâm. Những người đi nhặt sắn, bốc vác sắn, tiền công là 250.000 đồng/ngày. Những người dắt trâu, mang cày đi cày sắn mỗi tấn được 70.000 đồng, dùng xe trâu vận chuyển sắn trên ruộng, mỗi tấn được 80.000 đồng... Ảnh: Huy Thư
Mùa thu hoạch sắn đã tạo việc làm cho nhiều lao động ở xã Thanh Lâm. Những người đi nhặt sắn, bốc vác sắn, tiền công là 250.000 đồng/ngày. Những người dắt trâu, mang cày đi cày sắn mỗi tấn được 70.000 đồng, dùng xe trâu vận chuyển sắn trên ruộng, mỗi tấn được 80.000 đồng... Ảnh: Huy Thư
Thanh Chương là huyện trồng nhiều sắn trong tỉnh, mỗi vụ sắn cung cấp cho các nhà máy sắn từ 50.000 - 60.000 tấn sắn củ. Anh Nguyễn Văn Thuyết (46 tuổi) một người buôn sắn có tiếng ở xã Thanh Lâm chia sẻ: Mỗi vụ sắn anh thường thu mua khoảng 300 tấn sắn củ của người dân trong vùng, thuê ô tô chở đi nhập cho các nhà máy tinh bột sắn trong và ngoài huyện. Ảnh: Huy Thư
Thanh Chương là huyện trồng nhiều sắn trong tỉnh, mỗi vụ sắn cung cấp cho các nhà máy sắn từ 50.000 - 60.000 tấn sắn củ. Anh Nguyễn Văn Thuyết (46 tuổi) một người buôn sắn có tiếng ở xã Thanh Lâm chia sẻ: Mỗi vụ sắn anh thường thu mua khoảng 300 tấn sắn củ của người dân trong vùng, thuê ô tô chở đi nhập cho các nhà máy tinh bột sắn trong và ngoài huyện. Ảnh: Huy Thư

Người dân xã Thanh Lâm thu hoạch sắn củ. Video: Huy Thư

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.