Tấm lòng cô giáo vùng cao Kỳ Sơn canh giấc ngủ trưa cho học trò

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Đông cũng như Hè, để học sinh đủ tỉnh táo tiếp tục buổi học chiều, cô giáo vùng cao huyện Kỳ Sơn tình nguyện đưa các em đến lớp rồi ngồi canh cho trò ngủ trưa.

Chúng tôi đến Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) lúc học sinh ở đây vừa xong bữa trưa. Ăn vội bát cơm đồng nghiệp vừa xới ra, cô giáo Nguyễn Thị Linh Thủy mặc chiếc áo ấm rồi tất tả ngồi lên xe để đến nhà học sinh. Các đồng nghiệp dường như đã quen với công việc hàng ngày của cô giáo Thủy nên cũng không lấy làm lạ.

bna-1-2947.jpg
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tà Cạ có 230 học sinh đều thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Ảnh: Đào Thọ

Họ bảo: “Cô Thủy là thế đó, nhà ở cũng gần đây nhưng chẳng trưa nào cô về nhà. Cứ hết giờ dạy là đặt cơm luôn tại trường để trưa đưa học sinh đến lớp ngủ, thức các em dậy đúng giờ, chuẩn bị cho buổi học chiều”.

Lớp 1 của cô Linh Thủy có 28 học sinh đều là con em thuộc dân tộc Khơ Mú ở xã Tà Cạ. Cô chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình các em rất đáng thương, hầu hết là hộ nghèo và cận nghèo. Có nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để con cho ông bà nuôi dưỡng. Trong số 28 học sinh thì chỉ có hơn 10 em thuộc diện bán trú còn lại phải tự túc ăn, ở".

bna-2-6196.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Linh Thủy có 30 năm dạy học ở các xã khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Đào Thọ

Theo cô Thủy, những ngày đầu đến trường, bước vào lớp 1 hầu hết các em đều bỡ ngỡ. Tan trường về buổi trưa, các học sinh bán trú đều không chịu ngủ trưa mà lang thang chơi khắp bản làng, khe suối. Việc đó không chỉ nguy hiểm đến tính mạng vì nguy cơ xảy ra đuối nước cao, mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập buổi chiều. Nhiều em học buổi sáng xong trưa về nhà, chiều không đến lớp học nữa, một số khác có đến lớp cũng chỉ nằm ngủ gục trên bàn vì mệt.

bna-3-3231.jpg
Sau mỗi giờ học buổi sáng, buổi trưa các em học sinh lại mang chăn, gối, chiếu đến lớp để ngủ. Ảnh: Đào Thọ

“Thấy các em như thế tôi không đành lòng. Tôi trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường để các em diện ngoại trú nghỉ trưa tại lớp. Số chăn, chiếu, gối được xin về đều đưa lên để phục vụ cho học sinh ở lại. Ban đầu cũng khó khăn lắm vì các em chưa thích nghi. Hôm nào tôi cũng phải đến từng nhà học sinh vận động, chờ học sinh ăn xong rồi dùng xe chở các em đến lớp. Tất nhiên, thấy cô làm như thế phụ huynh nào cũng ủng hộ. Những phụ huynh đi làm ăn xa khi được cô gửi hình ảnh các cháu ngủ trưa qua Zalo thì đều rất vui” – cô Nguyễn Thị Linh Thủy chia sẻ.

bna-4-1000.jpg
Cô giáo Nguyễn Thị Linh Thủy chăm sóc giấc ngủ trưa cho học sinh. Ảnh: Đào Thọ

Đúng 11h30, các em học sinh lớp 1 không ai bảo ai tự giác đến phòng đồ mang chăn, gối, chiếu đến phòng học đã được quét dọn sạch sẽ. Từng chỗ ngủ đã được quy định trước, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Thủy các em thực hiện rất nghiêm túc. Chỉ sau mấy phút, các em đã chìm vào giấc ngủ, còn cô Linh Thủy vẫn ngồi bên để trông chừng. Thường lệ, sau 1 tiếng đồng hồ các em sẽ được cô đánh thức để vệ sinh cá nhân và chuẩn bị cho buổi học chiều.

“Vất vả nhất là những ngày nắng nóng. Ở đây chưa có điện lưới nên tôi phải thức cả trưa để quạt cho các em ngủ. Cách đây mấy tháng, tôi có vận động xin được các nhà hảo tâm quạt tích điện nên cũng đỡ hơn nhiều. Trưa cho các cháu ngủ xong, tối lại đem quạt ra thị trấn Mường Xén sạc điện để sáng mai mang vào trường. Chỉ sau một tháng thực hiện, các em đã đi vào nền nếp. Bây giờ thì đã trở thành thói quen, ít khi cô phải nhắc nhở mà các em đều tự giác” – cô Thủy tâm sự.

bna-5-9802.jpg
Sau giờ ngủ, dù tuổi còn nhỏ nhưng các em học sinh đã biết gấp chăn, chiếu gọn gàng. Ảnh: Đào Thọ

Thầy Nguyễn Xuân Ngọc – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tà Cạ cho biết: Cô giáo Nguyễn Thị Linh Thủy quê ở Thanh Chương, lên Kỳ Sơn công tác dạy học đã 30 năm, là một giáo viên có chuyên môn tốt. Cô từng cắm bản ở các địa bàn khó khăn nhất nhì của huyện vùng biên này như Bảo Thắng, Bảo Nam. Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Tà Cạ năm nay có 230 học sinh, trong đó có 129 học sinh thuộc diện bán trú. Học sinh ở đây 100% đều là người Khơ Mú thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Nhờ những nỗ lực của cô Thủy, năm nay chất lượng học sinh lớp 1 do cô Thủy chủ nhiệm tiến bộ rõ rệt so với các năm học trước./.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.