Tân Kỳ cần sự đột phá từ giao thông

Bài: Xuân Hoàng - KT: Lâm Tùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean) -Trong những năm qua, mặc dù hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Tân Kỳ tiếp tục phát triển tạo bước chuyển biến tích cực, song vẫn chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện, dẫn đến địa phương chưa khai thác được tiềm năng sẵn có.
“Rào cản” giao thông
Tân Kỳ là địa phương được tỉnh Nghệ An xác định trong thời gian tới trở thành một trong những huyện tốp khá trở lên ở khu vực miền Tây của tỉnh. Sở dĩ được tỉnh nhìn nhận như vậy là bởi huyện Tân Kỳ có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao; chăn nuôi gắn với chế biến; khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp may mặc.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, thì rào “cản lớn” nhất đối với huyện Tân Kỳ đang là hệ thống giao thông chưa được phát triển đồng bộ.
Tuyến đường tỉnh lộ 534D trên địa bàn Tân Kỳ vẫn còn 25 km đường đất. Ảnh: Xuân Hoàng
Tuyến đường tỉnh lộ 534D trên địa bàn Tân Kỳ vẫn còn 25 km đường đất. Ảnh: Xuân Hoàng

Tỉnh lộ 534D nối từ Cừa đi các xã Giai Xuân, Tân Hợp, Đồng Văn, Tiên Kỳ, Phú Sơn dài trên 30 km, là tuyến đường huyết mạch nhằm tạo điều kiện cho các địa phương này phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch. Thế nhưng, tuyến đường này lâu nay xuống cấp trầm trọng, nhiều đoạn chưa được đầu tư nâng cấp, khiến mặt đường lô nhô đất đá, chật hẹp… gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.

Người dân ở đây cho biết, vào mùa thu hoạch mía, lượng phương tiện xe ô tô vận chuyển mía từ vùng nguyên liệu về nhà máy nhiều, khiến mặt đường càng trở nên khó đi, nhất là vào những ngày có mưa xuống. Ông Trương Công Thạch - Chủ tịch UBND xã Tiên Kỳ băn khoăn: “Địa phương lâu nay xác định mía và keo là 2 cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế, nhưng các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn xã chưa được đầu tư nâng cấp, nên việc vận chuyển gặp nhiều bất lợi, dẫn đến người dân thua thiệt khi bán sản phẩm, thường bị ép giá”...

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tân Kỳ còn một số tuyến đường huyết mạch chưa được đầu tư đồng bộ, khiến các xã vùng trong gặp khó khăn trong việc đi lại và phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt, một số cầu cứng mặc dù đã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng.
Cầu Khe Thần trên địa bàn giáp ranh giữa xã Tiên Kỳ dù đã được Nhà nước đầu tư từ năm 2015, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là vào mùa mưa lũ thường bị chia cắt nhiều ngày liền.
Cầu Khe Thần đến nay vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng sau 5 năm xây dựng. Ảnh: Xuân Hoàng
Cầu Khe Thần đến nay vẫn chưa hoàn thành đưa vào sử dụng sau 5 năm xây dựng. Ảnh: Xuân Hoàng

Trên địa bàn huyện hiện có 4 tuyến quốc lộ, 2 tuyến tỉnh lộ chạy qua; cùng đó có 11 tuyến đường huyện quản lý. Với mạng lưới giao thông như vậy, đã kết nối được giữa huyện Tân Kỳ với các địa phương lân cận như Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn… Tuy nhiên, trong đó nhiều tuyến đường chưa được nâng cấp, khiến việc đi lại của người dân phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội gặp khó khăn. Điển hình như Tỉnh lộ 534D, mặt đường hẹp, xuống cấp hư hỏng lâu ngày chưa được khắc phục, vẫn còn 25 km đường đất... Tuyến đường 534B, chạy từ Trại Lạt (Tân Kỳ) đến Cây Chanh (Anh Sơn) dài 25 km, nhiều đoạn bị hư hỏng nặng, các phương tiện tham gia giao thông đi lại khó khăn. Đây là những tuyến đường huyết mạch của huyện Tân Kỳ, có vai trò lớn trong việc vận chuyển nguyên liệu mía, gỗ keo, ngô, sắn của bà con đến nhà máy.

Ông Vi Văn Quang - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Kỳ

Tiềm năng chưa được khai mở
Huyện Tân Kỳ là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế trên lĩnh vực khai khoáng, sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch. Trong lĩnh vực nông nghiệp có sản xuất lúa, ngô, sắn; cây ăn quả; cây công nghiệp chủ lực là mía đường, tiếp đó là tiêu, cao su, dâu tằm. Trong lĩnh vực chăn nuôi, có dê, trâu, bò, lợn, gà… Lâm nghiệp, nổi bật với khoảng 26.000 ha rừng keo, mỗi năm khai thác ước đạt hàng vạn tấn gỗ keo. 
Đặc biệt, trên địa bàn huyện Tân Kỳ có nhiều loại khoáng sản, phục vụ lĩnh vực xây dựng, như: đá vôi, đất sét, đá granit, đá trắng, cát, sỏi…
Đá vôi của huyện Tân Kỳ phân bố chủ yếu ở khu vực Lèn Rỏi, có trữ lượng khoảng 2,8 tỷ tấn, có chất lượng tốt để sản xuất xi măng. Cùng đó là mỏ đất sét ở Lèn Rỏi có trữ lượng khoảng 760 triệu tấn. Loại đất sét này cung cấp cho các nhà máy xi măng để làm chất phụ gia. Ngoài ra, còn có một số khoáng sản phục vụ trong lĩnh vực xây dựng, như cát, sạn dọc sông Con, các khe, suối, đá granít, đá trắng,… ở các xã Đồng Văn, Tiên Kỳ, Tân Hợp, Tân Phú và một số địa phương khác.
Núi đá vôi là tiềm năng về vật liệu xây dựng của Tân Kỳ chưa được khai thác, do giao thông chưa phát triển. Ảnh: Xuân Hoàng
Núi đá vôi là tiềm năng về vật liệu xây dựng của Tân Kỳ chưa được khai thác, do giao thông chưa phát triển. Ảnh: Xuân Hoàng

Tân Kỳ còn là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với cảnh quan thiên nhiên đẹp; là vùng đất có bề dày lịch sử; là quê hương của muôn quê nên vừa có sắc màu văn hóa bản địa, vừa có sự đa dạng văn hóa của nhiều vùng, miền.  Với góc nhìn để phát triển du lịch, huyện Tân Kỳ hoàn toàn có thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch, gồm: Du lịch văn hóa, lịch sử gắn với tâm linh, tín ngưỡng; Du lịch sinh thái (danh lam, thắng cảnh), du lịch cộng đồng làng nghề kết hợp với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 

Tân Kỳ hiện có nhiều sản phẩm du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. Ảnh: Tư liệu
Tân Kỳ hiện có nhiều sản phẩm du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng. Ảnh: Tư liệu

Trong những năm qua, mặc dù khá nhiều công trình giao thông do Nhà nước đầu tư nâng cấp, làm mới, đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng, đã tạo điều kiện để huyện Tân Kỳ chủ động đầu tư kết nối với hệ thống giao thông địa phương. Tuy nhiên, những thành quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với những tiềm năng sẵn có của địa phương. Để khai thác được tiềm năng đó, đòi hỏi hệ thống giao thông trên địa bàn huyện phải được nâng cấp một cách đồng bộ.

Ông Phan Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ

Trong một chuyến làm việc với huyện Tân Kỳ vào năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho rằng, mặc dù địa phương kinh tế tiếp tục phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa thực sự bền vững; kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, điện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển...
Có thể nói, giao thông là huyết mạch quan trọng để địa phương phát triển kinh tế, nhất là với huyện Tân Kỳ là nơi hội tụ nhiều tiềm năng lớn về khoáng sản, nông, lâm nghiệp… Do vậy, trước yêu cầu bức thiết của người dân và địa phương, các cấp, ngành cần sớm quan tâm nâng cấp các tuyến đường huyết mạch để huyện Tân Kỳ có cơ hội bứt phá trên lĩnh vực phát triển kinh tế nội lực.
Làm đường giao thông ở huyện Tân Kỳ. Ảnh: Xuân Hoàng
Làm đường giao thông ở huyện Tân Kỳ. Ảnh: Xuân Hoàng
Tại kỳ họp thứ 21, khóa XVII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua, HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư 22 dự án. Trong đó, huyện Tân Kỳ có 2 dự án: Dự án đường giao thông nối từ QL7C (Đô Lương) đến đường Hồ Chí Minh (Tân Kỳ). Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối từ ĐT.535B tại xã Tân An (Tân Kỳ) với ĐT.534D tại xã Phú Sơn (Tân Kỳ) đi đường Hồ Chí Minh và đi Cây Chanh (Anh Sơn).

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.