Tương Dương - Chỉ số phát triển nổi bật trong năm 2022
(Baonghean.vn) - Với tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân. Nhờ vậy, năm 2022 tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Tương Dương duy trì tốc độ phát triển ổn định, an ninh trật tự được giữ vững.
Khu du lịch sinh thái rừng săng Lẻ. Ảnh: Đình Tuân |
1. Năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện duy trì tốc độ phát triển ổn định, an ninh trật tự được giữ vững; có 20/28 chỉ tiêu UBND tỉnh và 20/23 chỉ tiêu HĐND huyện giao đạt và vượt.
2. Tổng giá trị sản xuất năm 2022 (giá so sánh năm 2010) ước đạt 5.884.011 triệu đồng, đạt 98,3% Nghị quyết HĐND; Tốc độ tăng trưởng GTSX năm 2022 tăng 9%; cả 3 lĩnh vực kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng GTSX cao hơn cùng kỳ năm 2021 (nông - lâm - thủy sản tăng 5,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,2%; thương mại - dịch vụ tăng 6,1%).
3. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 34,02 triệu đồng, đạt 100,1% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Đồng chí Nguyễn Văn Hải - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện Tương Dương và đồng chí Lữ Văn May - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tương Dương thăm quan mô hình trồng bưởi diễn của người dân tại xã Xá Lượng. Ảnh: Đ.C |
4. Tập trung giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới tại 4 xã Tam Thái, Tam Quang, Tam Đình, Xá Lượng; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đưa xã Lưu Kiền về đích.
5. Trong năm triển khai thực hiện 12 mô hình phát triển kinh tế. Đến nay, trên địa bàn huyện có 296 mô hình hoạt động có hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Thành lập mới 2 hợp tác xã (HTX Yên Na Xanh, HTX Dịch vụ Môi trường Tây Nghệ), nâng tổng số HTX trên địa bàn toàn huyện là 23 HTX.
Từng bước cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Ảnh: Đình Tuân |
Mô hình rau sạch tại bản Phòng, thị trấn Thạch Giám. Ảnh tư liệu |
6. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2022 ước đạt 814.460 triệu đồng, đạt 125,8% dự toán tỉnh giao, đạt 127% dự toán HĐND huyện giao. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 39.158 triệu đồng, đạt 152,4% dự toán tỉnh giao, đạt 130,3% dự toán HĐND huyện giao, tăng 0,9% so với cùng kỳ.
7. Trong năm có 10 trường đã được công nhận kiểm định chất lượng và công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia (trong đó 2 trường công nhận mới, 8 trường công nhận lại), nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện lên 29 trường, đạt 103,6% KH.
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được quan tâm đầu tư và cải thiện rõ rệt. Ảnh: Đình Tuân |
8. Chính sách bảo hiểm y tế, nhất là đối với hộ nghèo, trẻ em dưới 5 tuổi và các đối tượng bảo trợ xã hội được đảm bảo; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế ước đạt 90%, đạt 90% KH, 97,8% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 12,5% so với cùng kỳ.
Du khách về với hội Đền Vạn - Cửa Rào. Ảnh: Đình Tuân |
9. Năm 2022, đón khoảng 10.000 lượt khách, với tổng doanh thu hơn 8 tỷ đồng. Nhiều mô hình dịch vụ du lịch sinh thái, cộng đồng bước đầu đã được hình thành và phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân như cụm du lịch sinh thái Tam Quang (khu du lịch sinh thái Nậm Xán) - Tam Đình (rừng săng lẻ, khe Cớ, Quang Phúc) - đền Vạn, khe Ngậu, xã Xá Lượng - thác Nha Vang, xã Nhôn Mai - rừng săng lẻ, cọn nước, bản Coọc, xã Yên Hòa…
UBND huyện Tương Dương ký kết biên bản ghi nhớ với Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc về hợp tác trong công tác tuyển sinh, đào tạo nghề cho học sinh đã tốt nghiệp THCS, THPT. Ảnh: Đình Tuân |
10. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 39,38% xuống còn 34,88%. Số lao động qua đào tạo là 4.000 lao động, đạt 160% KH, 266,7% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 100% so với cùng kỳ; trong đó đã đào tạo nghề cho 1.025 lao động, đạt 53,2% KH, 128,1% so Nghị quyết HĐND huyện; giải quyết việc làm cho 6.000 lao động, đạt 428,6% KH, 600% so Nghị quyết HĐND huyện, tăng 140% so với cùng kỳ.