Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình

Theo Phạm Huân (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 vừa được tổ chức tại Mỹ.

Hội thảo Biển Đông lần thứ 9 đã diễn ra tại thủ đô Washington, Mỹ, ngày 24/7. Hội thảo do Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều học giả và các nhà nghiên cứu trên thế giới.

Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình ảnh 1
Hội thảo Biển Đông lần thứ 9.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của các viện nghiên cứu lớn của Mỹ, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Na Uy, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận 3 nội dung chính bao gồm hiện trạng tại Biển Đông, lịch sử các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cách thức quản lý tranh chấp ở Biển Đông.

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu, các hoạt động khảo sát địa chất của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở bãi Tư Chính.

Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình ảnh 2
Chuyên gia Bill Hayton.

Ông Bill Hayton, Chuyên gia hàng đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh cho rằng: “Đây rõ ràng là một sự vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOS), tôi không thấy có điều gì có thể biện minh cho các hoạt động hiện nay của Trung Quốc. Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Theo công ước Luật Biển và phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực 3 năm trước đây thì khu vực biển đó thuộc về Việt Nam”.

Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình ảnh 3
Giáo sư Stein Tonnesson.

Giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, Nauy cùng chia sẻ quan điểm trên: “Tôi cho rằng đây là một hành vi đáng chê trách từ phía Trung Quốc. Theo UNCLOS, Trung Quốc không có quyền được khai thác tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác.

Trung Quốc đang tìm cách thực hiện “đường lưỡi bò” nhằm phục vụ phát triển bất chấp luật pháp quốc tế. Lần này Trung Quốc không khoan dầu mà tiến hành khảo sát diện rộng ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng đồng thời ngăn cản các nước khác tiến hành khảo sát trong khu vực thềm lục địa của các nước này. Trung Quốc đang khảo sát ở những khu vực mà nước này không có chủ quyền và ngăn cản Việt Nam tiến hành khảo sát tại những nơi Việt Nam có chủ quyền”.

Theo các nhà nghiên cứu và học giả, vấn đề Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, do đó cần có những giải pháp cụ thể với sự tham gia của các bên và cộng đồng quốc tế.

Việt Nam có mọi quyền để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình ảnh 4
Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á Gregory Poling.

Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á Gregory Poling chia sẻ: “Vấn đề Biển Đông cần được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình nghị sự ngoại giao. Trong năm 2015 và 2016, chủ đề này luôn được đề cập tại các sự kiện quốc tế và thậm chí đã được đưa vào tuyên bố chung của Hội nghị G7.

Nếu vấn đề này liên tục được đề cập, điều này sẽ khiến Trung Quốc giống như một quốc gia không tuân thủ luật pháp quốc tế và các nước khác sẽ không muốn hợp tác với Trung Quốc và điều này sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của nước này. Trung Quốc muốn là nước lãnh đạo toàn cầu thì phải hành xử sao cho tương xứng.

Một biện pháp khác đó là chúng ta có thể cân nhắc các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các cá nhân và công ty Trung Quốc. Ví dụ, nếu một công ty Trung Quốc tham gia khảo sát trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì công ty này đáng bị trừng phạt. Hay nếu một tàu cá Trung Quốc có hoạt động bạo lực thì công ty sở hữu chiếc tàu đó cũng nên bị trừng phạt”.

Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc. Ảnh nhỏ Hình ảnh được phó giáo sư Ryan Martinson đăng tải trên Twitter cho thấy hải trình của tàu Hải Dương địa chất 8 từ ngày 3-7 tới 19-7, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam - Ảnh chụp màn hình HK01
Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc. Ảnh nhỏ là hình ảnh được Phó Giáo sư Ryan Martinson đăng tải trên Twitter cho thấy, hải trình của tàu Hải Dương địa chất 8 từ ngày 3/7 tới 19/7, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ảnh: TTO

Trong khi đó Giáo sư Stein Tonnesson cho rằng, đối thoại sẽ là một giải pháp hiệu quả: “Tôi cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần phải rõ ràng về việc bảo vệ quyền của mình theo UNCLOS và cộng đồng quốc tế cần khuyến khích các quốc gia này. Trong khi đó, các nước này cũng cần tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, đặc biệt là lãnh đạo nước này nhằm đi tới những giải pháp thực chất để Trung Quốc nhận ra một số lợi ích của mình trong UNCLOS”.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, Hạ nghị sỹ Cộng hòa Mỹ Mike Gallagher trên Twitter ngày 25/07 cho rằng, các hoạt động gây hấn gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông là không chấp nhận được. Ông Gallagher cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật do ông và Hạ nghị sỹ Jimmy Panetta soạn thảo nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt việc Trung Quốc quân sự hóa và tôn tạo ở khu vực.

Dự luật do hai Hạ nghị sỹ Mỹ giới thiệu cuối tháng 06/2019 với tên gọi Đạo luật trừng phạt Biển Đông và Biển Hoa Đông nhằm trừng phạt các cá nhân và thực thể trợ giúp các hoạt động trái phép của Trung Quốc ở hai khu vực biển này nhằm bảo vệ an ninh khu vực và thương mại quốc tế.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.