Vững vàng phòng tuyến lòng dân trong phòng chống dịch

(Baonghean.vn) - Dù chưa xuất hiện ca bệnh Covid-19 trên địa bàn nhưng xã Nghi Ân, thành phố Vinh lại có đến 9 chốt kiểm soát phòng chống dịch. Những ngày qua, cán bộ, nhân dân xã Nghi Ân (thành phố Vinh) luôn căng mình, đảm bảo an toàn ở các chốt giáp ranh.

Trời nắng như thiêu như đốt nhưng mấy ngày nay, ông Nguyễn Văn Phú - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi xóm Kim Khánh, xã Nghi Ân vẫn đi lại như con thoi giữa nhà mình với chốt kiểm soát ở xóm Hòa Hợp để làm nhiệm vụ trực ban. Dù tuổi đã cao, không nằm trong diện phải tham gia trực chốt và ở xóm mình cũng không có chốt kiểm duyệt nhưng khi thành phố thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, ông Phú đã cùng với một số người khác, xung phong “lên tuyến đầu”, hỗ trợ cùng lực lượng khác trực chốt kiểm soát ở xóm khác.

Bất chấp nắng nóng, khi khoác lên băng đỏ của Ban phòng chống dịch, ông Phú và mọi người đều làm việc với tinh thần hăng say, trách nhiệm; tuyệt đối không cho người ngoài xâm nhập cũng như người trong vùng cách ly của thành phố đi ra ngoài nếu không được phép.

Xã Nghi Ân hiện có 9 chốt kiểm soát, gồm 7 chốt ở các đường trục xóm, 2 chốt của thành phố ở 2 tuyến đường huyết mạch. Ảnh: Thành Trung
Xã Nghi Ân hiện có 9 chốt kiểm soát, gồm 7 chốt ở các đường trục xóm, 2 chốt của thành phố ở 2 tuyến đường huyết mạch. Ảnh: Thành Trung 

Xã Nghi Ân có 13 xóm, là khu vực giáp ranh với các xã Nghi Phong, Nghi Trường của huyện Nghi Lộc. Dù trên địa bàn chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19, tuy nhiên, là xã ngoại thành, giáp ranh với huyện Nghi Lộc qua nhiều đường làng, ngõ xóm nên xã đã thành lập 7 chốt kiểm soát ở các xóm và 2 chốt kiểm soát của thành phố ở các tuyến đường lớn.

Trong những ngày qua, các thành viên của Mặt trận tổ quốc, hội người cao tuổi, đoàn thanh niên, phụ nữ ở các xóm trong xã Nghi Ân đều thay phiên nhau, có mặt ở tuyến đầu để tham gia phòng, chống dịch. Nếu như đàn ông, thanh niên luân phiên nhau tham gia trực chốt kiểm dịch thì đoàn viên chế tạo kính chống giọt bắn, chị em phụ nữ lại tham gia nấu cơm, pha nước mát và chế biến các món ăn khuya cho lực lượng trực đêm ở các chốt.

Người dân hỗ trợ các chốt kiểm soát ở xã Nghi Ân. Ảnh: Thành Trung
Người dân hỗ trợ các chốt kiểm soát ở xã Nghi Ân. Ảnh: Thành Trung

Ông Nguyễn Văn Thuần - Phó Chủ tịch HĐND xã, Phó trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 xã Nghi Ân cho biết: Khó khăn của xã Nghi Ân là quá nhiều chốt kiểm soát ở các tuyến đường giáp ranh, nhất là quốc lộ 46 và tuyến đường Nghi Đức – Nghi Thiết có lượng người qua lại rất đông. Bên cạnh đó, trong xã có nhiều hộ dân đi chợ đầu mối để buôn bán rau, củ quả. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập rất cao.

Trước thực tế đó, Ban chỉ đạo xã xác định phải phát huy sức mạnh lòng dân để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch. Xã đã thành lập ban chỉ đạo chống dịch cấp xóm với vai trò nòng cốt là bí thư, xóm trưởng và trưởng các chi hội. Sự nhiệt tình vào cuộc của đội ngũ cán bộ xóm đã ngay lập tức phát huy hiệu quả. Người dân được cảnh báo về những nguy cơ dịch bệnh khi đi chợ, những địa điểm có F0 trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, khi thành phố Vinh phát hiện ổ dịch ở chợ đầu mối Vinh, trong đêm 25/6, xã Nghi Ân đã tức tốc triển khai việc vận động những người dân đã đi chợ đầu mối để mua, bán rau quả đi xét nghiệm. Đến nay, cả 929 mẫu test nhanh  và 916 mẫu xét nghiệm PCR tại xã Nghi Ân đều đang cho kết quả âm tính.

Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xã Nghi Ân từng có lịch trình đi chợ đầu mối. Ảnh: Thành Trung
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xã Nghi Ân từng có lịch trình đi chợ đầu mối. Ảnh: Thành Trung

Cũng với phương châm dựa vào nhân dân để chống dịch, chỉ trong thời gian ngắn, ban chỉ đạo xóm và xã Nghi Ân đã truy vết và quản lý 12 F1 (cách ly tại trạm y tế xã), hơn 220 F2 cùng nhiều người có nguy cơ; các chốt kiểm soát đã phát hiện và lập biên bản xử phạt 21 trường hợp cố tình vượt chốt hoặc ra ngoài không có lí do. Xã cũng tiếp nhận 2 sinh viên đại học Y khoa Vinh và 6 giáo viên về tăng cường chống dịch. Người dân trong xã đã ủng hộ 84 triệu đồng tiền mặt và rất nhiều nhu yếu phẩm khác như hàng trăm suất cơm, nước uống, sữa tươi, khẩu trang, nước sát khuẩn cùng 2 container cho lực lượng tuyến đầu bám trụ, chống dịch...

Ông Chu Văn Mai - Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 xã Nghi Ân khẳng định, thực tiễn ở cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ xã đến xóm thì ý thức, tinh thần trách nhiệm, sự tự giác và tinh thần đoàn kết của nhân dân là yếu tố kiên quyết để thực hiện thành công những giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.