Xã đình chỉ chùa xây trong khuôn viên di tích quốc gia ở Nghệ An

Tiến Hùng - Mỹ Hà

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chính quyền và người dân địa phương cho biết một công trình với tên gọi chùa Linh Sâm đã xây dựng nhiều hạng mục ngay trong khu vực di tích quốc gia đền Hữu khi chưa được cấp phép.
Khoảng 2 tháng nay, đoạn đường vào đền Hữu (xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương) liên tục có xe tải qua lại. Bên trong khuôn viên đền, hàng chục công nhân tất bật làm việc bất kể ngày đêm. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt công trình nhà mọc lên. "Họ xây ngay trong khuôn viên di tích, người dân ở đây rất thắc mắc" - ông Nguyễn Cảnh Truyền, người trông coi đền Hữu nói.
Khoảng 2 tháng nay, đoạn đường vào đền Hữu (xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương) liên tục có xe tải qua lại. Bên trong khuôn viên đền, hàng chục công nhân tất bật làm việc bất kể ngày đêm. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt  công trình nhà mọc lên. "Họ xây ngay trong khuôn viên di tích, người dân ở đây rất thắc mắc" - ông Nguyễn Cảnh Truyền, người trông coi đền Hữu nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù mới chỉ thi công khoảng 2 tháng, nhưng đã có 6 tòa nhà và cổng tam quan với kiến trúc khá đồ sộ cơ bản hoàn thành phần thô. Khu vực xây dựng này chiếm diện tích khoảng 6.000m2.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù mới chỉ thi công khoảng 2 tháng, nhưng đã có 6 tòa nhà và cổng tam quan với kiến trúc khá đồ sộ cơ bản hoàn thành phần thô. Khu vực xây dựng này chiếm diện tích khoảng 6.000m2. 
Theo ông Lê Hồng Long - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Yên, đây là dự án chùa Linh Sâm, được xây dựng với tổng mức đầu tư giai đoạn một là 1 triệu đô la. "Phía chủ đầu tư họ dự kiến phải hoàn thành giai đoạn 1 trong năm nay nên họ làm rất nhanh. Ra năm sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2. Cả 2 giai đoạn có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng", ông Long nói và cho biết, giai đoạn một, toàn bộ nguồn vốn do một tập đoàn lớn tài trợ.
Theo ông Lê Hồng Long - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Yên, đây là dự án chùa Linh Sâm, được xây dựng với tổng mức đầu tư giai đoạn một là 1 triệu đô la. "Phía chủ đầu tư họ dự kiến phải hoàn thành giai đoạn 1 trong năm nay nên họ làm rất nhanh. Ra năm sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2. Cả 2 giai đoạn có tổng mức đầu tư gần 40 tỷ đồng", ông Long nói và cho biết, giai đoạn một, toàn bộ nguồn vốn do một tập đoàn lớn tài trợ. 
Lãnh đạo xã Thanh Yên thừa nhận, chùa Linh Sâm chưa được cấp phép xây dựng và phần lớn diện tích nằm trong khu vực bảo vệ của Di tích lịch sử quốc gia đền Hữu.
Lãnh đạo xã Thanh Yên thừa nhận, chùa Linh Sâm chưa được cấp phép xây dựng và phần lớn diện tích nằm trong khu vực bảo vệ của Di tích lịch sử quốc gia đền Hữu. 
Một góc của ngôi chùa không phép đang được xây dựng trong khuôn viên di tích quốc gia. Sau khi gặp phải sự phản đối gay gắt của người dân, mới đây chính quyền xã Thanh Yên đã phải ra thông báo đình chỉ thi công dự án này.
Một góc của ngôi chùa không phép đang được xây dựng trong khuôn viên di tích quốc gia. Sau khi gặp phải sự phản đối gay gắt của người dân, mới đây chính quyền xã Thanh Yên đã phải ra thông báo đình chỉ thi công dự án này.
Khi được hỏi tại sao một công trình đồ sộ không có giấy phép lại xây dựng trên đất di tích quốc gia một thời gian dài mà chính quyền xã không biết? Ông Bùi Hồng Chương - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên nói rằng "lúc đầu chúng tôi nghĩ không cần những thủ tục này. Sau đó người dân phản ánh, kiểm tra lại thì mới phát hiện và đình chỉ?".
Khi được hỏi tại sao một công trình đồ sộ không có giấy phép lại xây dựng trên đất di tích quốc gia một thời gian dài mà chính quyền xã không biết? Ông Bùi Hồng Chương - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên nói rằng "lúc đầu chúng tôi nghĩ không cần những thủ tục này. Sau đó người dân phản ánh, kiểm tra lại thì mới phát hiện và đình chỉ?".
Một tòa nhà xây dang dở sát ngay cạnh điện thờ chính của đền Hữu.
Một tòa nhà xây dang dở sát ngay cạnh điện thờ chính của đền Hữu.
"Chùa này xây dựng ngay trên đất của đền, nghĩa là chiếm đất đền, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và sự linh thiêng của đền. Công trình được xây dựng như thế là một sự coi thường văn hóa lịch sử dân tộc, coi thường Luật Di sản", ông Nguyễn Cảnh Nhu, đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh bức xúc.
"Chùa này xây dựng ngay trên đất của đền, nghĩa là chiếm đất đền, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và sự linh thiêng của đền. Công trình được xây dựng như thế là một sự coi thường văn hóa lịch sử dân tộc, coi thường Luật Di sản", ông Nguyễn Cảnh Nhu, đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh bức xúc.
Những cột gỗ đồ sộ đã được dựng trong các tòa nhà thuộc dự án chùa triệu đô.
Những cột gỗ đồ sộ đã được dựng trong các tòa nhà thuộc dự án chùa triệu đô.
Không chỉ xâm phạm đất di tích, chủ đầu tư còn dùng cả một ngôi nhà cổ thuộc đền Hữu để làm chỗ sinh hoạt cho công nhân xây dựng.
Không chỉ xâm phạm đất di tích, chủ đầu tư còn dùng cả một ngôi nhà cổ thuộc đền Hữu để làm chỗ sinh hoạt cho công nhân xây dựng.
Một góc đền Hữu, phía trái là dự án chùa vừa được mọc lên. Đền Hữu là nơi thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576), một võ tướng có nhiều công lao dưới thời Lê Trung Hưng. Sinh thời, ông có nhiều công lao to lớn trong việc gìn giữ, mở mang bờ cõi và bảo vệ cuộc sống người dân vùng đất Hoan Châu. Sau khi ông mất, người dân nhiều nơi đã lập đền thờ. Năm 2009, đền Hữu được xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện nay, đền còn giữ được 3 tòa thượng điện, trung điện và hạ điện cổ hơn 400 năm tuổi cùng nhiều cổ vật, di vật có giá trị. Đền cũng là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong vùng.
Một góc đền Hữu, phía trái là dự án chùa vừa được mọc lên. Đền Hữu là nơi thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan (1521 - 1576), một võ tướng có nhiều công lao dưới thời Lê Trung Hưng. Sinh thời, ông có nhiều công lao to lớn trong việc gìn giữ, mở mang bờ cõi và bảo vệ cuộc sống người dân vùng đất Hoan Châu. Sau khi ông mất, người dân nhiều nơi đã lập đền thờ. Năm 2009, đền Hữu được xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện nay, đền còn giữ được 3 tòa thượng điện, trung điện và hạ điện cổ hơn 400 năm tuổi cùng nhiều cổ vật, di vật có giá trị. Đền cũng là điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân trong vùng.

Bản thông báo đình chỉ thi công chùa Linh Sâm của UBND xã Thanh Yên dán ở các tòa nhà xây dở dang.
Bản thông báo đình chỉ thi công chùa Linh Sâm của UBND xã Thanh Yên dán ở các tòa nhà xây dở dang.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.