Trung Quốc tuyên bố có quyền khai thác trên biển Hoa Đông

 

Một bức ảnh chụp giàn khoan Trung Quốc hoạt động gần vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông - Ảnh: Bộ Ngoại giao NhậtMột bức ảnh chụp giàn khoan Trung Quốc hoạt động gần vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông - Ảnh: Bộ Ngoại giao Nhật

Ngày 24-7, Trung Quốc tuyên bố họ có toàn quyền thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông, bao gồm cả vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản 

Bắc Kinh không thừa nhận đường phân tuyến do Nhật Bản thiết lập trên biển.

Trong tuyên bố ngày 24-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định hoạt động khai thác dầu khí của họ không phải diễn ra ở vùng biển tranh chấp và “hoàn toàn thích đáng và hợp pháp”.

“Trung Quốc và Nhật Bản chưa phân định ranh giới hàng hải ở biển Hoa Đông, và Trung Quốc không thừa nhận đường phân ranh đơn phương của Nhật Bản”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trước đó, Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc ngừng việc xây dựng các giàn khoan khai thác dầu và khí đốt ở biển Hoa Đông tại vùng biển mà cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền do lo ngại các giàn khoan của Trung Quốc sẽ khai thác cả những giếng dầu nằm trong lãnh hải Nhật Bản.

Tàu tuần tra và máy bay của cả hai nước đã xuất hiện rất nhiều ở khu vực này trong vài năm qua, gây ra lo ngại về một vụ đụng độ không mong muốn.

Mới đây, Nhật Bản công bố những bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy Trung Quốc đang xây dựng ở khu vực này. Tokyo nói Bắc Kinh đang tiến hành các hoạt động đó đơn phương và có thái độ không thành thật sau một thỏa thuận năm 2008 về việc cùng khai thác tài nguyên trên biển.

Nhật Bản nói Trung Quốc nối lại việc thăm dò ở biển Hoa Đông hai năm trước.

Năm 2012, chính quyền Nhật Bản đã chọc giận Bắc Kinh khi mua lại các hòn đảo tranh chấp thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ sở hữu tư nhân.

Trước đó, Trung Quốc đã thận trọng trong việc tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí theo một thỏa thuận cùng khai thác với Nhật Bản ở vùng biển tranh chấp.

Trong một tuyên bố riêng rẽ khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói họ “cực kỳ quan ngại” với việc Nhật Bản đã đón tiếp cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui), một người có lập trường ly khai cực đoan ở hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của họ này.

Cách Trung Quốc cư xử ở Biển Đông sẽ định vị nước này trên trường quốc tế.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: visakanv.comThủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: visakanv.com

Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt với báo Mỹ Time nhân 50 năm ngày lập quốc, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) nói: Việc hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ định vị nước này trên trường quốc tế.

"Tâm lý chung ở Trung Quốc hiện giờ là vì họ đang phát triển nhanh, phồn thịnh hơn, họ cũng phải mạnh mẽ hơn... Tuy nhiên, Bắc Kinh cần phải cân bằng giữa mong muốn duy trì quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và việc bảo vệ lợi ích riêng của Trung Quốc trong các vấn đề như tranh chấp Biển Đông.

"Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc muốn áp đặt ý chí của họ. Nhưng nếu họ mạnh tay sẽ có phản lực", ông Lý bình luận.

Về dài hạn, ông Lý cho rằng sự áp đảo như thế sẽ không thể là cơ sở bền vững cho ảnh hưởng với vai trò nước lớn.

Ông cũng nói Singapore dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng có lợi ích thiết thực trong việc đảm bảo những tranh chấp được giải quyết hòa bình theo pháp luật quốc tế.

(Theo TTO)

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.