Không thương thuyết được với Boeing, Iran mua 114 máy bay Airbus của Pháp

(Baonghean.vn) - Iran thông báo sẽ ký kết hợp đồng đặt mua 114 chiếc máy bay Airbus mới nhân chuyến thăm Pháp của Tổng thống Hassan Rohani vào ngày 27/1 tới đây. 

Đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên đến châu Âu của Tổng thống Iran kể từ sau khi thoả thuận hạt nhân lịch sử được ký kết và các biện pháp cấm vận quốc tế được dỡ bỏ. Ông Hassan Rohani sẽ khởi hành vào ngày 25/1 và đến Italy trước khi thăm Pháp. 

Hợp đồng đặt mua máy bay Airbus này có ý nghĩa đặc biệt bởi đây không chỉ là một trong những bước đi cụ thể đầu tiên của Iran ra khỏi vòng cô lập mà còn bởi một sự kiện chính trị đáng chú ý cách đây 36 năm. Vụ bê bối chính trị Irangate liên quan đến việc Mỹ bí mật tuồn vũ khí cho Iran trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của Mỹ tại Trung Đông.

Một chiếc Airbus A380 tại sân bay Bourget, Pháp. Ảnh: Reuters.
Một chiếc Airbus A380 tại sân bay Bourget, Pháp. Ảnh: Reuters.

Kể từ đó, nhiều biện pháp cấm vận quốc tế (hầu hết là bởi các quốc gia châu Âu và Mỹ) được áp đặt lên Iran, bao gồm việc ngăn cản quốc gia này trang bị máy bay mới. 

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Iran Abbas Akhoundi cho biết hiện Iran đang sở hữu 256 máy bay trong đó “150 đang vận hành với tuổi trung bình khoảng 20 năm. Chúng ta cần đến 400 máy bay đường dài và hơn 100 máy bay hành trình ngắn”. 

Ông cũng cho biết tính đến thời điểm này Iran vẫn chưa tiến hành thương thảo với tập đoàn Boeing của Mỹ vì “một số trở ngại” từ Bộ Tài chính Mỹ.

Với dân số lên đến 79 triệu người, chắc chắn Iran cần phải đổi mới đội bay của mình để phục vụ nhu cầu liên kết quốc tế cũng như nội địa. Hiện chỉ có 9/67 sân bay ở Iran đang vận hành có hiệu quả và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nước này cho rằng cần bổ sung “các máy bay cỡ nhỏ hành trình ngắn để tăng hiệu quả khai thác các sân bay trong nước”.

Ngoài ra, ông cũng thông báo việc ký kết một hợp đồng trị giá 2 tỷ USD với Trung Quốc để nâng cấp tuyến đường sắt nối thủ đô Tehran với Mashhad - thành phố lớn thứ 2 của đất nước và cách thủ đô 1000km. 

Thục Anh

(Theo Le Monde)

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.