Obama chia sẻ bí quyết làm lãnh đạo với các thủ lĩnh trẻ Việt Nam

Trước gần 1.000 thủ lĩnh trẻ Việt, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng chỉ cần tìm một đam mê và dốc toàn tâm toàn ý với nó, các bạn trẻ sẽ thành công và trở thành lãnh đạo giỏi. 

Tổng thống Mỹ Obama phát biểu sáng nay trước các thủ lĩnh trẻ YSEALI. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Obama phát biểu sáng nay trước các thủ lĩnh trẻ YSEALI. Ảnh:Reuters

"Ngài là một lãnh đạo rất tuyệt vời. Còn chúng tôi là những lãnh đạo trẻ. Liệu ngài có lời khuyên nào để chúng tôi trở nên tuyệt vời như ngài được không?", Hoàng, một sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên nhóm Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI), sáng nay hỏi Tổng thống Mỹ Obama.

Câu hỏi nhận được tràng pháo tay lớn từ khán giả tại tòa nhà GEM, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

"Hồi còn trẻ tôi cũng không được ngăn nắp, suy nghĩ chín chắn như các bạn. Tôi hay chơi bời lêu lổng, thích bóng rổ, thích làm quen bạn gái hơn và tôi thường không nghiêm túc. Các bạn hơn hẳn tôi rồi đấy", ông Obama hóm hỉnh đáp.

"Lời khuyên quan trọng nhất của tôi là tìm một điều gì đó mà bạn quan tâm sâu sắc, làm bạn hứng thú và hãy dồn toàn tâm toàn ý vào nó", ông nói. Ông Obama cho rằng không có con đường độc nhất để trở thành lãnh đạo, bởi mỗi người có một đam mê riêng, bất kể đó là giáo dục, y tế hay kinh doanh. Cũng không nhất thiết phải diễn thuyết giỏi hay làm chính trị mới làm lãnh đạo được, có người làm ở hậu trường, ông nói.

Tổng thống Mỹ Obama viện dẫn phong trào dân quyền Mỹ, trong đó mọi người không chỉ biết đến Martin Luther King mà còn cả Bob Moses, John Lewis, những người gặp các cộng đồng nghèo, giúp họ có tiếng nói, đăng ký bầu cử. "Họ là những lãnh đạo lớn, tuyệt vời, dù họ không bao giờ có bài diễn thuyết lớn trước những đám đông lớn", ông nói.

Ông Obama khuyên thế hệ trẻ không nên quá lo mình sẽ trở thành người thế nào, mà quan tâm nhiều hơn đến việc họ sẽ làm là gì. "Nếu đam mê với công việc của bạn, thì một cách tự nhiên, qua thời gian, bạn sẽ bứt lên và mọi người sẽ ngưỡng mộ, tôn trọng những gì bạn đã làm. Còn nếu bạn chỉ nghĩ: 'Tôi muốn làm đại biểu Quốc hội hay tôi muốn mình thật giàu có', thì dần dần bạn sẽ lơ là công việc thực tế ngay trước mắt", ông nói.

Ông Obama:
Ông Obama: "Nhiều khi tôi còn quan tâm đến thể thao và bạn gái hơn là những việc mà các bạn trẻ hôm nay đã làm được". Ảnh: Thoại Hà

Ông chia sẻ câu chuyện thành công của tỷ phú Bill Gates, cựu chủ tịch kiêm nhà đồng sáng lập tập đoàn Microsoft và của chính bản thân nhờ niềm đam mê với công việc mình đã chọn.

Obama cho biết Bill Gates không khởi nghiệp với ý nghĩ: 'Tôi muốn trở thành tỷ phú', mà ông bắt đầu với ý nghĩ: 'Tôi rất thích máy tính và tôi muốn tìm cách tạo ra phần mềm thật tinh vi'.

"Tôi ban đầu cũng không nghĩ mình sẽ trở thành tổng thống Mỹ", Obama kể. Ông cho biết khi bắt đầu "thôi lêu lổng" và "muốn nghiêm túc", ông muốn giúp người nghèo với thu nhập thấp có cơ hội. Vì vậy, ông đến làm việc ở cộng đồng nghèo tại thành phố Chicago.

"Và vì tôi thích thú với công việc, tôi bắt đầu đặt ra các câu hỏi: 'Làm thế nào để mình có thêm tiền giành cho giáo dục trong cộng đồng. Làm thế nào để có được nhà ở tốt hơn trong cộng đồng?'", ông nói. Những câu hỏi tiếp theo về cách gây ảnh hưởng, cách xây dựng các tổ chức để thực hiện điều đó đã dẫn ông đến với chính trị.

“Nếu bạn quan tâm đến mạng xã hội và muốn lập công ty, hãy tập trung vào điều đó. Nếu quan tâm đến chăm sóc y tế tại các ngôi làng ở khắp Việt Nam, hãy tập trung vào điều đó. Nếu làm tốt công việc, tự nhiên bạn sẽ thành nhà lãnh đạo. Và bạn sẽ có những cơ hội để làm những điều tuyệt vời trong tương lai", Obama kết lại trong tràng pháo tay của khán giả.

Sáng kiến về YSEALI được ông Obama phát động vào năm 2013, nhằm kết nối các thủ lĩnh trẻ, độ tuổi 18-35 đến từ 10 nước Đông Nam Á. Mục đích của diễn đàn là nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo và kết nối trong ASEAN, làm sâu sắc thêm sự gắn kết với các thủ lĩnh trẻ trước các thách thức then chốt của khu vực và toàn cầu, thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân Mỹ và các thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á. 

Theo VNE

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.