Trung Quốc muốn diễn tập hải quân chung với ASEAN

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tiếp tục phát đi lời kêu gọi tổ chức diễn tập hải quân chung với khối ASEAN. 

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (trái) đề nghị tập trận chung với ASEAN. Ảnh: Bangkok Post

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn (trái) đề nghị diễn tập chung với ASEAN. Ảnh: Bangkok Post

Tờ Bangkok Post hôm nay đưa tin, trong Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc lần 6 diễn ra tại Lào, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đề nghị tổ chức diễn tập hải quân chung với tất cả các nước Đông Nam Á.

Lời đề nghị này từng được Trung Quốc đưa ra trong hội nghị quốc phòng ASEAN - Trung Quốc hồi năm ngoái. Lúc đó, ông Thường cho rằng việc diễn tập hải quân chung sẽ giúp các nước "thực hiện tốt hơn Quy tắc Chạm mặt Bất ngờ trên biển (CUES) nhằm tránh tính toán sai lầm ở khu vực tranh chấp".

Bangkok Post dẫn lời tướng Prawit Wongsuwon, bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, cho biết các bên tại hội nghị tỏ ra quan tâm tới đề nghị của Trung Quốc nhưng chưa có thỏa thuận nào được đưa ra, và nói rằng "Thái Lan đương nhiên sẽ tham gia nếu các bên đều đồng ý". Trong các nước ASEAN, Thái Lan là thành viên duy nhất có quan hệ quân sự rộng rãi với Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Chuyên gia Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn, cho rằng Trung Quốc đang cố gắng bắt kịp Mỹ trong chính sách ngoại giao quân sự và tiến hành các cuộc diễn tập chung. Theo ông Thitinan, đề xuất này là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc ngày càng coi trọng vai trò của ASEAN trong khu vực, và dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ phải chấp nhận luật chơi chung dựa trên nền tảng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Yun Sun, chuyên gia thuộc Trung tâm Henry L Stimson, Mỹ, nhận định Trung Quốc đang cố kéo các nước ASEAN xích lại gần và mong muốn sự ủng hộ trong khu vực trước thềm Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á Shangri-La. Bắc Kinh cũng muốn tranh thủ sự ủng hộ trước khi Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague ra phán quyết về vụ Philippines kiện "đường chín đoạn" do Trung Quốc đơn phương vạch ra trên Biển Đông.

"Các cuộc diễn tập chung là cách để Trung Quốc chứng tỏ nước này đang có quan hệ tốt với ASEAN và không có căng thẳng như giới chuyên gia nhận định", bà Sun nói.

Tuy nhiên, một đại sứ Thái Lan về hưu cho rằng cuộc diễn tập hải quân chung giữa ASEAN và Trung Quốc khó có thể diễn ra vì bị một số thành viên của khối phản đối, và những tuyên bố của tướng Prawit có thể chỉ là "chiến thuật làm hài lòng Trung Quốc". 

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.