ASEAN cân nhắc ra tuyên bố chung về Biển Đông

ASEAN có thể sẽ ra tuyên bố chung về Biển Đông trước phán quyết sắp tới về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.  

Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters

Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters

Là một tổ chức hàng đầu trong khu vực, với lợi ích ở Biển Đông, sẽ thật lạ lùng nếu ASEAN không đưa ra quan điểm, Jakarta Post dẫn lời ông Derry Aman, lãnh đạo về hợp tác liên khu vực và đối tác đối thoại ASEAN của Bộ Ngoại giao Indonesia, hôm qua nói. Tuy nhiên, cơ chế của tổ chức này đòi hỏi tất cả 10 nước thành viên đạt đồng thuận trước khi ra lập trường thống nhất về vấn đề, ông nói thêm. 

Hiệp hội sẽ tổ chức cuộc họp bộ trưởng đặc biệt với Trung Quốc từ ngày 13 đến 14/6, trước khi Toà trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Khi được hỏi liệu sẽ có tuyên bố chung nào nêu ra cùng Trung Quốc vào tuần tới hay không, Derry nói do chưa đạt được đồng thuận, các nước thành viên ASEAN vẫn đang thảo luận. "Quá trình đạt đồng thuận về tuyên bố có thể có vẫn đang diễn ra", ông nói. 

Về phần mình, Trung Quốc đã nói họ sẽ phớt lờ phán quyết của PCA.

Là nước không tuyên bố chủ quyền chồng lấn, Indonesia tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tất cả các bên liên quan tự kiềm chế nhằm duy trì hoà bình và an ninh. Bất cứ phản ứng quyết liệt nào có thể gây ra nghi ngờ và ép những nước khác hành động để phản ứng, Derry nói. "Giải quyết tranh chấp phải được thực hiện một cách hoà bình, không sử dụng vũ lực và tuân thủ toàn diện quy trình pháp lý và ngoại giao", ông nói thêm. 

Ông cho biết Indonesia tiếp tục thúc đẩy thực thi toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002, trong đó có việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử mà Indonesia đang ưu tiên. 

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.