Chính sách của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương là khôn ngoan?

(Baonghean.vn) - Ông Vasily Kashin, một chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương, đã phân tích cách tiếp cận của Nga đối với các vấn đề an ninh khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương, và cho biết chính sách của Moskva tại đây hoàn toàn “trái ngược” với chính sách mà nước này áp dụng tại châu Âu.

Điện Kremlin, Moskva. Ảnh: Flickr.
Điện Kremlin, Moskva. Ảnh: Flickr.

Chuyên gia Kashin nhận định Nga mong muốn tránh xa những vấn đề nóng và nhạy cảm, có khả năng tạo ra một môi trường quân sự và chính trị tại khu vực này.

Theo ông Kashin, các thành tố về lịch sử và tư tưởng không tác động mấy tới cách hành xử của Nga tại châu Á, điều này trái ngược với cách hành xử của nước này tại châu Âu.

Một điểm đáng lưu ý nữa là Nga chỉ đối mặt với duy nhất một tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, đó là tranh chấp với Nhật Bản, song thật khó để coi đây là một mối hiểm họa quân sự.

 Nga rất cẩn trọng để không bị lôi kéo vào xung đột giữa các cường quốc trong khu vực, lấy ví dụ như tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, mà Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, Nga vẫn đưa ra những sáng kiến về an ninh khu vực chung, nhằm thể hiện vai trò là một cường quốc thế giới có tầm ảnh hưởng.

Chuyên gia Kashin cũng đưa ra những vấn đề mà Nga có thể vấp phải trong khu vực, trong đó đáng quan ngại là vấn đề căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Hiện có nguy cơ tiềm tàng về sự xung đột quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên và sự sụp đổ của Triều Tiên, có khả năng dẫn tới làn sóng di cư và bất ổn tại vùng Primorsky Krai. Đây là nền kinh tế lớn nhất ở Viễn Đông Nga với trung tâm hành chính là thành phố Vladivostok.

Mục tiêu chính của Nga tại châu Á - Thái Bình Dương là hạn chế can thiệp vào các tranh chấp lãnh thổ của các cường quốc trong khu vực. Chính vì vậy, Moskva luôn lên tiếng chỉ trích sự can thiệp của Washington trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Về khía cạnh an ninh, Nga sẽ tăng cường hợp tác với Nhật Bản, xây dựng các kênh liên lạc giữa các lực lượng vũ trang và các thể chế an ninh quốc gia khác của cả 2 nước.

Nga không có ý định làm tổn hại đến mối quan hệ song phương với Trung Quốc. Song theo chuyên gia Kashin, sự hợp tác mật thiết hơn với Tokyo sẽ cho phép Moskva càng ngày càng hạn chế các xung đột khu vực phức tạp và tránh đươc sự độc quyền hóa của Bắc Kinh trong tất cả các mối quan hệ kinh tế với vùng Viễn Đông. Đồng thời tăng cường hợp tác với Nhật Bản sẽ giúp Nga xây dựng các kênh liên lạc quan trọng, trong trường hợp xảy ra khủng hoảng quân sự quy mô lớn trong khu vực.

Lan Hạ

(Theo Sputnik)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.