Giải mã ý đồ phóng tên lửa liên tiếp của Triều Tiên

CHDCND Triều Tiên, sáng nay (22/6), phóng hai tên lửa từ bờ biển phía đông nước này, cả hai được cho là tên lửa tầm trung Musudan.

Hãng tin CNN dẫn lời Tư lệnh Dave Benham, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, hai vụ phóng được thực hiện từ thành phố cảng Wonsan và không gây đe dọa cho khu vực Bắc Mỹ. Theo quân đội Hàn Quốc, vụ phóng đầu lúc 5h58' (giờ địa phương) không thành công. Hai giờ sau, lúc 8h05', tên lửa thứ hai được phóng đi, bay được 150km.

Triều Tiên, Kim Jong-un, tên lửa, phóng thử, thử nghiệm, giải mã, ý đồ, tài chính, cấm vận

Triều Tiên khoe tên lửa Musudan trong một lễ diễu binh. (Ảnh: Yonhap)

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lập tức lên án sự kiện: "Chúng tôi có thông tin Triều Tiên bắn hai tên lửa đạn đạo. Chúng tôi đang giám sát và tiếp tục đánh giá tình hình với sự phối hợp chặt chẽ của các đồng minh và đối tác trong khu vực".

Mỹ thúc giục Triều Tiên ngừng các vụ thử tên lửa đạn đạo, nhấn mạnh rằng việc làm của chính quyền Bình Nhưỡng càng khiến cho cộng đồng quốc tế thúc đẩy cấm vận lên nước này.

Năm nay, Triều Tiên rất quan tâm đến tên lửa Musudan, vũ khí có tầm bắn 3.000-5.500km. Trong tháng 5, nước này thực hiện vụ thử Musudan lần 4 nhưng tên lửa phát nổ ngay khi rời bệ phóng.

Cuối tháng 4, vụ thử kép 2 tên lửa Musudan cũng thất bại. Trước đó, vào dịp kỷ niệm sinh nhật người sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung, Triều Tiên thử tên lửa nhưng không thành công.

Theo giới phân tích, Triều Tiên có thể tiếp tục sẽ phóng thử tên lửa với cường độ như từ đầu năm. Stephan Haggard - Giám đốc Chương trình Triều Tiên - Thái Bình Dương của trường Đại học California San Diego, Bình Nhưỡng làm vậy là do ngày càng gặp nhiều thách thức về tài chính.

Chính quyền Kim Jong-un vừa chịu thêm các đòn trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc, vốn có mục đích ngăn nước này tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế. Tổ hợp công nghiệp Kaesong chung của Triều Tiên và Hàn Quốc thì bị phía Seoul đóng cửa.

"Triều Tiên đang bắt đầu cảm thấy nỗi đau khá lớn về kinh tế", ông Haggard nhận định. "Một phần ý đồ (của nước này) là muốn thu hút sự chú ý trở lại Triều Tiên, nhờ đó, có thể họ nghĩ sẽ được nới bớt cấm vận".

Cũng theo chuyên gia này, Triều Tiên muốn phát triển các tên lửa còn bởi đó cũng là cách phóng vũ khí hạt nhân. "Bạn có thể phát triển một thiết bị hạt nhân, nhưng nếu bạn không phóng được nó đi thì nó chẳng có giá trị gì về chiến lược". Và, nếu không có một lực lượng không quân hoặc một tàu ngầm đủ năng lực về kỹ thuật, phát triển tên lửa là cách duy nhất.

Haggard lý giải, vũ khí hạt nhân mang lại cho chính quyền Kim Jong-un sức mạnh thương lượng với phần còn lại của thế giới. "Chúng càng bay xa thì cái giá mà cộng đồng bên ngoài (Triều Tiên) phải trả để họ từ bỏ chúng càng cao", ông nói.

Kim Jong-un ráo riết tăng cường năng lực hạt nhân và tên lửa với tốc độ nhanh hơn cả cha của ông này, cố Chủ tịch Kim Jong-il. Trả lời phỏng vấn của CNN hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Minkoo chỉ ra rằng, trong 18 năm Kim Jong-il lãnh đạo đất nước, Triều Tiên thực hiện 18 vụ thử tên lửa. Nhưng chỉ trong 4 năm Kim Jong-un lên nắm quyền, Triều Tiên tiến hành 27 lần thử, gồm cả hai vụ phóng sáng nay.

Theo Vietnamnet

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.