Thủ tướng Anh lên án nạn bài ngoại và phân biệt chủng tộc

(Baonghean.vn) - Trong tuyên bố ngày 27/6, Thủ tướng Anh David Cameron nêu rõ chính phủ nước này sẽ không khoan nhượng trước các thông tin về việc cử tri bị quấy rối hoặc tấn công kể từ khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được công bố với chiến thắng thuộc về phe ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit.

Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: Internet.
Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: Internet.

Ông Cameron lên án những vụ đe dọa người nhập cư trong cuối tuần vừa rồi. Bình luận của ông được đưa ra sau khi Thị trưởng London Sadiq Khan đề cập đến sự gia tăng nạn phân biệt chủng tộc sau cuộc trưng cầu dân ý.

Đại sứ quán Ba Lan tại Anh cho biết rất sốc trước những hành vi phân biệt và kì thị người dân nước này hiện đang sinh sống ở Anh. Cộng đồng này nhận được nhiều lá thư thù ghét và mang tính bài ngoại. Đại sứ quán đang hợp tác với cảnh sát địa phương đề tìm ra thủ phạm.

1 người đã bị kết tội gây mất trật tự công cộng và phân biệt chủng tộc do biểu tình bên ngoài 1 nhà thời Hồi giáo ở Birmingham cuối tuần vừa rồi. 1 người khác cũng đã bị bắt do có hành vi hăm dọa và cản trở người thi hành công vụ.

Ông Sadiq Khan cho biết đã đặt lực lượng cảnh sát vào trạng thái cảnh giác cao trước các vụ việc. Ông cũng kêu gọi người dân London xích lại gần nhau cùng bảo vệ thành phố. Lực lượng cảnh sát cũng hứa sẽ điều tra tất cả những báo cáo về các vụ việc được gửi đến.

Khan đề nghị mọi người tôn trọng những người đã bỏ phiếu “rời đi”. Thay vì buộc tội họ bài ngoại và phân biệt chủng tộc, Thị trưởng London hy vọng mọi người cùng hợp tác để tìm ra giải pháp tốt nhất cho thành phố.

Tổng Thư ký Hội đồng Hồi giáo Shuja Shafi đã kêu gọi các chính trị gia cùng bắt tay giải quyết khủng hoảng chính trị hiện tại. Hội đồng cũng yêu cầu các biện pháp an ninh được nâng cao.

Ông Boris Johnson, người đi đầu của phe “rời đi” và có khả năng sẽ thay thế ông Cameron, trấn an những cư dân châu Âu hiện đang sống ở Anh, khẳng định chính phủ sẽ bảo vệ quyền của họ, đảm bảo một chế độ xã hội bình đẳng và nhân đạo.

Thanh Hiền

(Theo Guardian)

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.