Iran khá hài lòng về thỏa thuận hạt nhân

(Baonghean.vn) - Ngày 13/7, một năm sau khi đạt được thỏa thuận với các cường quốc về chương trình hạt nhân, một trong những nhà đàm phán chính của Iran đã nhận xét, Iran “khá” hài lòng về thỏa thuận này.

Ảnh: Reuters
Ông Hamid Baeidinejad, Tổng Giám đốc về các vấn đề chính trị và an ninh quốc tế của Bộ Ngoại giao Iran. Ảnh: Reuters

Tại cuộc họp báo ở Teheran, ông Hamid Baeidinejad, Tổng Giám đốc về các vấn đề chính trị và an ninh quốc tế của Bộ Ngoại giao Iran cho biết, nhìn chung, quá trình diễn ra tương đối khả quan bất chấp những khó khăn gặp phải trong khi thực hiện thỏa thuận.

Ông Baeidinejad đánh giá, "Đến nay, đã không còn việc vi phạm thỏa thuận và những nỗ lực đang tiếp tục được đưa ra để giải quyết các vấn đề nổi bật".

Ngày 14/7/2015, một thỏa thuận được ký kết tại Vienna giữa Iran và các nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc cho phép dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt quốc tế đối với Teheran để đổi lấy việc Iran sẽ giới hạn chỉ sử dụng chương trình hạt nhân của mình vào mục đích dân sự.

Ông Baeidinejad thừa nhận, Iran từng có nhiều kỳ vọng hơn về việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận về kinh tế, ngân hàng, tài chính.

Được biết, kể từ khi dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt hồi giữa tháng 1/2016, Iran đã có thể tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ cũng như nhận được một số lợi ích từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt là trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ với Boeing và Airbus khi đổi mới được đội tàu bay đã cũ.

Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ và EU vẫn đang duy trì nhiều hình phạt đối với Iran nhưng ở mực độ thấp hơn.

Theo đó, Mỹ vẫn cấm vận việc giao dịch bằng USD và đe dọa trả đũa các ngân hàng quốc tế lớn nến những ngân hàng này thực hiện các giao dịch cá nhân hoặc với các tổ chức của Iran bị cáo buộc hỗ trợ “khủng bố” hay “vi phạm nhân quyền”.

Mỹ cũng đã áp đặt những biện pháp trừng phạt mới của mình với Iran liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của quốc gia Trung Đông này./.

Chu Thanh

(theo Le Figaro)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.