Cuộc họp bí mật tại khu nghỉ mát của giới lãnh đạo Trung Quốc

Cuộc họp của giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Đới Hà là chìa khóa cho nhiều thay đổi quan trọng trong lịch sử nước này, vì vậy, có nhiều đồn đoán xoay quanh sự kiện.

cuoc-hop-bi-mat-tai-khu-nghi-mat-cua-gioi-lanh-dao-trung-quoc

Ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn (phía trước, bên phải) gặp nhóm học giả được mời đi nghỉ ở Bắc Đới Hà. Ảnh: Xinhua

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đi nghỉ tại Martha Vineyard, một khu nghỉ hè yêu thích của các tổng thống Mỹ.

Trong lúc đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc có thể đang ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 280 km về phía đông, theo SCMP. Các nguồn tin của CNBC cho biết cuộc họp thường diễn ra tại 4 đến 5 villa ở khu nghỉ mát này.

Trong khi truyền thông Mỹ theo sát ông Obama khi ông tận hưởng kỳ nghỉ hè cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống thì truyền thông nhà nước Trung Quốc không đề cập đến kỳ nghỉ của các lãnh đạo nước này, dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã không xuất hiện trước công chúng kể từ đầu tháng 8.

Dấu hiệu duy nhất cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi nghỉ xuất hiện khi Xinhua hôm 5/8 đưa tin Ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn gặp một nhóm các học giả được mời đến nghỉ tại Bắc Đới Hà. Xinhua nhấn mạnh ông Lưu thay mặt cho ông Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trở lại làm việc hôm 15/8, truyền thông nhà nước tiếp tục đưa tin dày đặc về các cuộc họp và chỉ thị của họ, nhưng không hề nhắc đến hai tuần yên ắng trước đó.

Không rõ vì sao các nhà lãnh đạo Trung Quốc - trái ngược với những người đồng cấp nước ngoài - không công khai về kỳ nghỉ hè của họ. Ông Vương cho rằng có thể họ nghĩ làm như vậy sẽ khiến họ ít ra dáng lãnh đạo hơn hoặc gây ảnh hưởng đến hình ảnh tuyên truyền về họ như những người làm việc không biết mệt mỏi vì nhân dân.

Cuộc họp quan trọng

Theo SCMP, nhiều thay đổi quan trọng tại Trung Quốc bắt nguồn từ các cuộc họp kín và tất cả cuộc họp đều diễn ra trong bí mật. Từ năm 1953, các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu họp tại Bắc Đới Hà vào mỗi mùa hè để tránh nắng nóng thủ đô, giống như giới thượng lưu Trung Quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài thời trước. Ông Mao Trạch Đông được cho là từng ở Bắc Đới Hà ít nhất 4 tháng năm 1954.

Truyền thống này kết thúc với sự bùng nổ của Cách mạng Văn hóa (1969 - 1976), nhưng được nối lại vào năm 1984, khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu đi nghỉ hè ở đó.

cuoc-hop-bi-mat-tai-khu-nghi-mat-cua-gioi-lanh-dao-trung-quoc-1

Cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (phía trước, bên phải) đi bơi ở Bắc Đới Hà tháng 7/1987. Ảnh: Xinhua

Năm 2003, ông Hồ Cẩm Đào, khi vừa trở thành chủ tịch Trung Quốc, được cho là đã ngừng truyền thống này, với lý do việc di chuyển bộ máy đảng, chính quyền, cơ quan lập pháp, và quân sự đến khu nghỉ dưỡng là lãng phí tiền của nhà nước. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu vẫn tiếp tục đi nghỉ ở đây.

Năm 2013, khi ông Tập lên nắm quyền, truyền thống này dường như lại được vực dậy.

Mặc dù diễn ra bí mật, các cuộc họp tại Bắc Đới Hà từ lâu đã là đề tài đồn đoán của giới truyền thông nước ngoài, đặc biệt là các ấn phẩm bằng tiếng Trung.

SCMP cho rằng cuộc họp mùa hè năm nay được quan tâm vì nó diễn ra trước một hội nghị quan trọng của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10. Các lãnh đạo nước này sẽ họp để thảo luận và thông qua quy tắc mới trong việc điều chỉnh các thành viên, đặc biệt là quan chức cấp cao, khi ông Tập đang thúc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng.

Có nhiều đồn đoán xoay quanh việc liệu các nhà lãnh đạo có thảo luận về đội ngũ lãnh đạo mới sẽ được công bố tại Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 19, dự kiến ​​vào cuối năm tới, khi 5 trong 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc (tất cả trừ ông Tập và ông Lý) sẽ nghỉ hưu .

Cũng có đồn đại ​​cho rằng ông Tập có ý định yêu cầu ông Lý phải từ bỏ bớt quyền kiểm soát trong các quyết sách kinh tế, sau khi hai ông bất hòa về hướng đi của nền kinh tế.

Có thể sẽ mất nhiều ngày hay vài tuần để những mẩu tin về các cuộc thảo luận của họ xuất hiện trên truyền thông nước ngoài và chắc chắn những tin tức này sẽ được xen kẽ không ít đồn đoán. Ông Vương Hướng Vĩ, cựu tổng biên tập của SCMP và hiện là cố vấn tại Bắc Kinh cho tờ này, cho rằng những thông tin đó hẳn sẽ khiến các lãnh đạo Trung Quốc không vui vì chúng làm gia tăng mối lo ngại của quốc tế về cạnh tranh chính trị trong nội bộ Trung Quốc, cũng như kế hoạch chèo lái nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhưng điều này một phần do các lãnh đạo Trung Quốc "không công khai về các cuộc họp tại Bắc Đới Hà", ông Vương viết.

Theo VNE

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.