5 trò đùa chính trị 'độc' nhất trong Ngày Cá tháng Tư

(Baonghean.vn) - Phần lớn những câu chuyện đùa trong ngày 1/4 đều vô hại, nhưng có một số trò đùa chính trị lại có thể gây ra những hậu quả khó lường.

1. Israel: Sẵn sàng tên lửa, chuẩn bị tập trận bí mật

Thiếu tướng Ram Rothberg.
Thiếu tướng Ram Rothberg.

Bất chấp kỷ luật nghiêm ngặt của quân đội, ngày 1/4/2012, Thiếu tướng Ram Rothberg đã trêu đùa các cấp dưới của mình bằng cách ra lệnh cho 3 đội thủy thủ của tàu mang tên lửa khẩn cấp, chuẩn bị tham gia cuộc tập trận bí mật với hải quân Mỹ và Italia.

Một số thủy thủ đã ngay lập tức gọi điện về nhà báo rằng họ sẽ đi công tác xa 10 ngày ở ngoài khơi Napoli, đồng thời trắng đêm chuẩn bị sẵn sàng cho tàu chiến. Gia đình của một số thủy thủ đã lên đường mang thêm đồ dùng và thực phẩm cho con trai hiện đang trong lực lượng hải quân Israel. Một số khác chuyển tiền vào tài khoản phòng trường hợp con họ sẽ cần đến khi đi công tác ở Italia. Họ chỉ biết rằng mình bị “lừa gạt” trong Ngày Cá tháng Tư vào sáng sớm hôm sau.

Mặc dù các quan chức của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) khẳng định rằng không có chiến dịch hay buổi huấn luyện định kỳ nào bị ảnh hưởng, cũng không có chiếc tàu tên lửa nào nhổ neo, song tất cả đều tỏ ra khó chịu vì trò đùa chính trị này.

2. Pháp: Tổng thống đi kéo chân

Tổng thống Nicolas Sarkozy đi kéo dài chân.
Tổng thống Nicolas Sarkozy đi kéo dài chân.

Vào ngày 1/4/2008, tờ The Sun đưa tin Tổng thống Pháp Sarkozy đã đăng ký “phẫu thuật chiều cao” - kéo dài chân thêm 10 cm ở một trung tâm y tế của Thụy Sĩ. Lý do được đưa ra là Tổng thống Sarkozy cảm thấy không tự tin khi sánh bước cùng người vợ siêu mẫu của mình - Carla Bruni.

Tin tức này làm không ít đọc giả của tờ The Sun tin “sái cổ” và gây sốc dư luận. Ngay hôm sau, tờ The Sun đã đính chính tin này chỉ là một trò đùa nhân ngày Cá tháng Tư mà thôi. Tất nhiên theo "luật chơi", Tổng thống Sarkozy đã không thể phản ứng gay gắt gì về vụ việc trên.

3. Canada: Bộ trưởng Tài chính từ chức về quê chăn vịt

Ông Paul Martin.
Ông Paul Martin.

Ngày 1/4/2002, trang web Bourque.org của Canada đăng tin Bộ trưởng Tài chính Paul Martin đã xin từ chức để nuôi "giống vịt Fawn Runner và giống bò lấy thịt Charolais". Tin đồn cũng nói rằng ông Martin sẽ đưa những con vật nuôi của mình tới hội chợ ở thị trấn Havelock thuộc Quebec.

Thông tin ông Martin từ chức Bộ trưởng đã ngay lập tức làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng của Canada. Đồng đô la của nước này đã giảm xuống mức nhất trong vòng 1 tháng.

Thị trường tiền tệ chỉ thực sự được hồi phục lại khi văn phòng của Bộ Tài chính chính thức lên tiếng bác bỏ tin đồn thất thiệt này. Pierre Bourque, biên tập viên trang bourque.org, đã thừa nhận câu chuyện chỉ là một trò đùa. Ông nói: "Những con vịt chính là dấu hiệu cho thấy đây là câu chuyện tào lao".

4. Mỹ: Cựu Tổng thống Nixon tái tranh cử Tổng thống

Cựu Tổng thống Nixon.
Cựu Tổng thống Nixon.

Ngày 1/4/1992, một chương trình đài phát thanh Quốc gia Mỹ mang tên Talk of the Nation tuyên bố rằng ông Nixon sẽ tranh cử chức Tổng thống một lần nữa. Khẩu hiệu của chiến dịch mới của ông là: "Tôi đã không làm điều gì sai trái, và tôi sẽ không làm điều đó một lần nữa".  Kèm theo thông báo này đã được các clip âm thanh của Nixon cung cấp bài phát biểu tranh cử.

Đáp trả lại một cách bản năng, những người nghe xong đoạn phát biểu này đã vô cùng giận dữ, liên tục gọi điện cho chương trình và nói rằng đây là một sự sỉ nhục. Chỉ trong phần hai của chương trình, người dẫn chương trình John Hockenberry mới tiết lộ rằng đó chỉ là một trò đùa, trong đó, diễn viên hài Rich Little đã vào vai đóng giả tiếng của Nixon.

5. Nhật Bản: Chính phủ thuê cựu lãnh đạo nước ngoài

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một tờ báo lớn của Nhật từng đưa tin, do Nhật Bản thiếu các chính trị gia xuất sắc nên nước này dự định sẽ mời một loạt các cựu lãnh đạo nước ngoài tham gia vào thành phần nội các mới.

Trong danh sách đó là nhiều tên tuổi của các chính trị gia nổi tiếng như Cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher, người sáng lập nhà nước Singapo Lý Quang Diệu, đại diện thương mại Mỹ Kent… Đối với người Nhật, đây đều là những chính trị gia cứng rắn và thực tế.

Thậm chí, tờ báo này còn cung cấp thêm thông tin rằng vì lo lắng phải trả lương cao cho các chính trị gia nước ngoài này, Thủ tướng Nhật Bản đã quyết định trình Quốc hội một dự luật mở rộng nội các chính phủ để chuẩn bị cải tổ nội các. Tuy nhiên, bên cạnh danh sách đó có một dòng nho nhỏ “Hôm nay là ngày Cá tháng Tư”.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.