Mỹ lo ngại chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á - Thái Bình Dương

(Baonghean.vn)- Sau cuộc thảo luận tại New York ngày 26/5, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop cho biết các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lo sợ một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tại châu Á - Thái Bình Dương nếu các hành động khiêu khích của Triều Tiên không bị kiềm chế.

Triều Tiên tiến hành một loạt vụ thử tên lửa trong năm nay. Ảnh: AFP
Triều Tiên tiến hành một loạt vụ thử tên lửa trong năm nay. Ảnh: AFP

Tại New York, Ngoại trưởng Bishop tiến hành thảo luận với đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. Sau cuộc gặp, bà Bishop cho biết: “Trong các cuộc thảo luận với các quan chức cấp cao ở cả Hàn Quốc và Mỹ, quan điểm chung là các nước cần nhận ra Triều Tiên là một nước sở hữu vũ khí hạt nhân, do đó Nhật Bản và Hàn Quốc cần tập trung tăng cường năng lực vũ khí hạt nhân của mình. Đó là lí do tồn tại quan điểm mạnh mẽ rằng Triều Tiên phải bị kiềm chế năng lực này”.

Ngoại trưởng Bishop nhấn mạnh thông điệp “rõ ràng và dứt khoát” từ đại sứ Mỹ tại LHQ Haley, cho rằng “khi Mỹ khẳng định mọi lựa chọn đều được đặt lên bàn đàm phán, thì họ chính xác có ý đó, họ không hề đùa cợt”, ám chỉ việc Washington điều tàu ngầm hạt nhân tới khu vực.

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Ảnh: Reuters

Mỹ bày tỏ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng ngừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân, song cảnh báo về một phương án can thiệp quân sựu, gây lo ngại về một cuộc xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Gần đây, việc Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân vừa qua đã khiến Mỹ lo ngại nếu các hoạt động này còn tiếp tục, các nước khác trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc có thể buộc phải tìm kiếm năng lực hạt nhân của mình như một biện pháp phòng vệ./.

Lan Hạ

(Theo AFP)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.