Vì sao Nga không ký vào tuyên bố cải tổ LHQ?

"Chúng tôi cần đàm phán, chẳng cần tuyên bố", đại sứ Nga tại Liên Hợp quốc (LHQ) Vassily Nebenzia nêu quan điểm sau khi không ký vào tuyên bố 10 điểm kêu gọi cải tổ LHQ do Mỹ soạn.

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Vassily Nebenzia.  Ảnh: Reutes
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Vassily Nebenzia. Ảnh: Reutes

Ngày 18/9, khi tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chương trình cải cách 10 điểm, các quan chức Nga tuyên bố họ chia sẻ những vấn đề đã nêu nhưng không tán thành với cách Washington thúc đẩy nó.

Mockva đã thể hiện sự bất đồng bằng việc không ký vào tuyên bố, cùng với Trung Quốc và một số nước khác.

Theo nội dung được công bố, có tới 7 trong số 10 điểm trong tuyên bố có nhắc tới Tổng thư ký LHQ và vai trò của chức vụ này. Người đang giữ ghế Tổng thư ký LHQ là ông Antonio Guterres, cựu thủ tướng Bồ Đào Nha.

Bản tuyên bố kêu gọi trao nhiều quyền hơn cho ông Gutteres trong tiến trình cải tổ tổ chức lớn nhất hành tinh; thúc đẩy sự minh bạch và cân bằng giới tính, khu vực địa lý. 

"Để phục vụ những người chúng ta đấu tranh vì họ và những người ủng hộ chúng ta, LHQ phải trở thành một thực thể nhanh nhẹnh, linh hoạt và làm việc có hiệu quả", đài Russia Today của Nga dẫn lời ông Gutteres tuyên bố khi ngồi cạnh ông Trump.

Đại sứ Nga tại LHQ và các nước không ký đã không có dịp nghe tuyên bố này vì không được Mỹ mời.

"Không có bất kỳ sự tham vấn trước hay sau khi tuyên bố được công bố. Mỹ hay những nước có cùng suy nghĩ sẽ không thể tiến hành cải tổ LHQ mà không có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên", đại sứ Nga Nebenzia khẳng định với hãng thông tấn Tass ngày 19/9.

"Tất cả các nước thành viên đều mong muốn thúc đẩy vai trò của LHQ trong các vấn đề quốc tế cũng như tính hiệu quả của nó. Tổ chức này cần sự cải tổ. Nhưng sự cải tổ đó không nên được thực hiện thông qua các tuyên bố suông, mà cần thông qua các cuộc đàm phán liên chính phủ giữa các nước thành viên", ông Nebenzia nhấn mạnh.

Tờ Rossiyskaya Gazeta của Nga cùng ngày trích dẫn ý kiến của một số quan chức ngoại giao khác của Nga tại Mỹ, chỉ trích bản tuyên bố "chẳng có ích lợi gì với việc cải tổ LHQ". 

Thậm chí, có người cho rằng Washington "đã tạo một tiền lệ xấu khi sử dụng một kỳ họp của đại hội đồng LHQ để thúc đẩy chính sách đối ngoại của mình".

Mỹ hay những nước có cùng suy nghĩ với Mỹ sẽ không thể tiến hành cải tổ LHQ mà không có sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên".

Đại sứ Nga Nebenzia 

Theo Tuổi trẻ

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.