Tư tưởng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ được giảng dạy trong trường học

(Baonghean.vn)-  Các học sinh Trung Quốc sẽ sớm được học về hệ tư tưởng chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi tư tưởng này dự kiến được đưa vào Điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong phiên bế mạc Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX (Đại hội XIX) trong ngày 24/10.

1
Tư tưởng chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy một khi tư tưởng này được đưa vào Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: AP

Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc Trần Bảo Sinh (Chen Baosheng) cho biết hệ tư tưởng mới, vốn được giới thiệu tại phiên khai mạc Đại hội XIX hồi tuần trước, sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường trong cả nước.

Ông Trần Bảo Sinh nêu rõ: “ (Tư tưởng này sẽ) được đưa vào sách giáo khoa, vào lớp học và trí tuệ (của học sinh). Chúng tôi sẽ thiết kế phương pháp giảng dạy cụ thể kết hợp các chủ đề… của các cấp và môn học khác nhau”.

Tiêu đề chính thức của hệ tư tưởng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ được tiết lộ khi Đại hội XIX sửa đổi Điều lệ Đảng ngày 24/10. Bộ trưởng Giáo dục Trần Bảo Sinh cho biết thêm Bộ này sẽ bắt đầu sửa đổi sách giáo khoa và đào tạo các giáo viên sau khi Đại hội kết thúc, như một phần trong “nhiệm vụ lịch sử” của ngành giáo dục.

Trong khi học sinh cấp tiểu học học về việc nhận dạng quốc kỳ, thì học sinh phổ thông học về các “nguyên tắc dẫn đường” từ các đời lãnh đạo trước đây của Trung Quốc, gồm Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Học sinh cũng phải ghi nhớ “hạn chế chính” của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua– được xác định là “mâu thuẫn giữa năng suất xã hội tụt hậu với nhu cầu về vật chất và văn hóa ngày càng tăng của người dân”.

Hiện nay, sách giáo khoa sẽ cần được sửa đổi để định nghĩa lại mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn “giữa sự phát triển mất cân bằng, không tương xứng và nhu cầu ngày càng tăng của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn”, định nghĩa được Chủ tịch Tập vạch ra hồi tuần trước. 

2
Tư tưởng mới của ông Tập Cận Bình là điểm sáng nhất Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc. Ảnh: AP

Bắc Kinh đang trong quá trình chuẩn hóa sách giáo khoa về mặt tư tưởng chính trị đất nước từ lớp 1 đến lớp 9, dần dần thay thế các sách giáo khoa do chính quyền tỉnh ban hành bằng một bộ sách giáo khoa mới do Bộ Giáo dục ban hành.        

Một nguồn thạo tin cho rằng hệ tư tưởng của Chủ tịch Trung Quốc có thể được giảng dạy trong lớp 5 hoặc lớp 6. Chuyên gia Cheng Chen, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Albany (Mỹ), cho rằng việc giảng dạy hệ tư tưởng mới trong trường học sẽ củng cố hình ảnh của cả Chủ tịch Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chuyên gia này nhấn mạnh: “Việc giảng dạy này sẽ củng cố hình ảnh của Chủ tịch Tập với tư cách một lãnh đạo linh hoạt trong lịch sử của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người mở ra một thời đại mới. Nó cũng có thể góp phần đẩy mạnh hơn nữa chủ nghĩa dân tộc đang phát triển trong tầng lớp thanh niên Trung Quốc”./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.