8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng khác được vay vốn chính sách

(Baonghean.vn) - Tính đến cuối tháng 8/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 199.823 tỷ đồng, tăng 40,2% so với 31/12/2015. Các chương trình tín dụng chính sách xã hội góp phần trực tiếp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Sáng 23/9, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về vai trò hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu Quốc gia chủ trì hội nghị. Cùng tham dự còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Ủy ban của Quốc hội và đại diện lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước.

Tại điểm cầu Nghệ An, đồng chí Lê Ngọc Hoa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Chinhphu.vn
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Chinhphu.vn

Dư nợ tăng hơn 40% với nhiều chương trình thiết thực

Báo cáo tại hội nghị, Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng cho biết đến 31/8/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 199.823  tỷ đồng, tăng 40,2% so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 9,7% với gần 6,6 triệu khách hàng còn dư nợ. Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu vào 9 chương trình tín dụng lớn, chiếm gần 98% tổng dư nợ.

Tổng Giám đốc Ngân hàng CSCXH Việt Nam Dương Quyết Thắng động viên người dân ở Tà Cạ, Kỳ Sơn phát huy hiệu quả vốn vay, phát triển kinh tế hộ. Ảnh: Thu Huyền
Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam Dương Quyết Thắng động viên người dân ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn phát huy hiệu quả vốn vay, phát triển kinh tế hộ. Ảnh: Thu Huyền

Ngoài ra, Ngân hàng CSXH đang thực hiện một số chương trình, dự án do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủy thác thực hiện như chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn Ngân hàng tái thiết Đức (KFW); cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp từ ngân hàng thế giới (WB)…

Nguồn vốn tín dụng chính sách được tập trung ưu tiên cho vay đối với hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo. Đến 31/8/2019, dư nợ của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chiếm gần 56% tổng dư nợ tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm 52,6% tổng dư nợ toàn quốc.

Đến nay, cả nước đã có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH với doanh số cho vay đạt 221.693 tỷ đồng, góp phần giúp trên 1,4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút tạo việc làm cho trên 775 .000 lao động; gần 200.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng gần 4,9 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn, trên 108.000 căn nhà ở cho hộ nghèo.

Hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.Trong giai đoạn 2007-2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,75% xuống còn 4,25%; giai đoạn 2016-2018 giảm từ 8,23% xuống còn 5,23% (bình quân 1,0%/năm).

Các đại biểu dự họp tại đầu cầu Nghệ An. Ảnh: Thu Huyền
Các đại biểu dự họp tại đầu cầu Nghệ An. Ảnh: Thu Huyền

Tại Nghệ An, từ năm 2015 - 2019, tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng giúp cho 93.119 hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo; 1.729 lao động được vay vốn đi XKLĐ; 38.146 hộ gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh; 8.466 hộ nghèo được vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa lại nhà ở, làm chòi tránh lũ, giúp người nghèo có nhà ở kiên cố, ổn định, xóa bỏ tình trạng nhà tạm bợ, dột nát; gần 11.000 em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không còn tình trạng sinh viên nghèo phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí; hơn 7.500 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, yên tâm bám đất, bám bản tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...

Bà Hà Thị Long đại diện tổ tiết kiệm vay vốn xã Môn Sơn – Con Cuông phát biểu tham luận tại hội nghị. Ảnh: Thu Huyền
Bà Hà Thị Long đại diện tổ tiết kiệm vay vốn xã Môn Sơn - Con Cuông phát biểu tham luận tại hội nghị. Ảnh: Thu Huyền

Phát huy vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương, các địa phương và các cán bộ tín dụng chính sách tập trung thảo luận và đánh giá việc thực hiện tín dụng chính sách trong thời gian qua và đặt ra các giải pháp thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới, trong đó có tính tới việc áp dụng chính sách đối với từng vùng, khu vực nhằm góp phần thay đổi tư duy về sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của người nghèo và rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo của đất nước.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đánh giá cao vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là hoạt động mang tính nhân văn cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam, được triển khai rộng rãi nhất. Tín dụng chính sách có những đóng góp quan trọng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và ổn định an ninh, chính trị tại địa phương.
3 tập thể, 2 cá nhân có nhiều đóng góp trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Chính phủ được nhận bằng khen của Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam. Ảnh: Thu Huyền
3 tập thể, 2 cá nhân có nhiều đóng góp trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Chính phủ được nhận Bằng khen của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam. Ảnh: Thu Huyền

Để tiếp tục phát huy tốt hiệu quả tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị thời gian tới cần tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng, công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, hoạt động giao dịch xã... 

Dịp này, 3 tập thể, 2 cá nhân có nhiều đóng góp trong thực hiện chính sách giảm nghèo của Chính phủ được nhận bằng khen của Tổng giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam.

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...