Xây dựng Đảng

Bài 1: Cán bộ "đi trước, làm trước"

Nhóm phóng viên 23/08/2024 10:22

Với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện miền núi Tương Dương đã nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo... Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu do đảng viên làm chủ.

tieu-de-bai-1.jpg

Nhóm phóng viên • 22/08/2024

Tit phu 1 - bai 1

Ở bản Thằm Thẩm xã biên giới Nhôn Mai (Tương Dương), Trưởng bản Và Bá Ca được người dân tin yêu vì là người "nói được, làm được”.

hien-tai-gia-dinh-anh-va-ba-ca-co-khoang-3-vuon-dao-voi-gan-2000-goc.-anh-an-quynh.jpg
Gia đình Trưởng bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai Và Bá Ca đang có khoảng 3 vườn đào với gần 2.000 gốc. Ảnh: K.L

Là người đứng đầu thôn, bản vùng cao, Và Bá Ca cùng Chi bộ, Ban Quản lý bản Thằm Thẩm luôn trăn trở tìm hướng tuyên truyền, vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm chỉ phát triển kinh tế hộ để giảm nghèo theo định hướng của Nghị quyết Đảng bộ xã và thực tế tại địa bàn.

Ông Và Bá Ca luôn tâm niệm: Để dân nghe, dân tin thì bản thân những người đứng đầu thôn, bản như mình không thể đi sau, mà phải “đi trước, làm trước” để thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, nếp làm, tập quán canh tác cũ của bà con, từ việc khai hoang, vỡ đất trỉa ngô, làm lúa nước đến trồng gừng, trồng đào...

ben-canh-chan-nuoi-tha-vung-truong-ban-tham-tham-xa-nhon-mai-va-ba-ca-con-lam-chuong-trai-chac-chan-cho-trau-bo.anh-kl.jpg
Bên cạnh chăn nuôi thả vùng, Trưởng bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai Và Bá Ca còn làm chuồng trại chắc chắn cho trâu, bò. Ảnh: K.L

Khi trong bản chưa ai dám trồng chanh leo thì ông Và Bá Ca đã mạnh dạn trồng thử nghiệm với 300 gốc, rồi tiếp tục mở rộng diện tích chanh leo lên 700 gốc và cho giá trị kinh tế cao; từ đó, người dân trong bản cùng trồng theo. Đến khi chanh leo không còn phát huy hiệu quả do sâu bệnh, ông Và Bá Ca lại tiên phong phá bỏ hơn 2 ha chuyển sang trồng sắn cao sản với thu nhập 60-70 triệu đồng/năm.

truong-ban-tham-tham-xa-nhon-mai-tuong-duong-va-ba-ca-trao-doi-kinh-nghiem-trong-dao.anh-kl.jpg
Trưởng bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai (Tương Dương) Và Bá Ca trao đổi kinh nghiệm trồng đào. Ảnh: K.L

Ông Và Bá Ca cũng là một trong những hộ tiên phong trồng đào cảnh ở bản Thằm Thẩm với 3 vườn, mỗi vườn vài trăm gốc, bình quân thu nhập từ 20-30 triệu đồng/vụ đào Tết.

Thấy Trưởng bản trồng đào hiệu quả, từ năm 2020, nhiều người dân ở bản Thằm Thẩm lại bắt đầu trồng theo, nhà ít khoảng vài chục gốc, nhà nhiều thì 100-300 gốc; riêng năm 2023 cả bản trồng mới được hơn 3.000 gốc.

tai-cac-nuong-trong-dao-anh-con-ket-hop-trong-them-du-du-de-thu-hoach-qua-nham-tang-them-thu-nhap-cho-gia-dinh.-anh-an-quynh.(1).jpg
Tại các vườn đào, Trưởng bản Thằm Thẩm Và Bá Ca còn kết hợp trồng thêm đu đủ để thu hoạch quả nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ảnh: An Quỳnh

Trưởng bản Và Bá Ca còn mạnh dạn áp dụng khoa học, kỹ thuật để phát triển chăn nuôi, giúp nâng cao chất lượng đàn như làm lồng ấm nuôi gà con; trồng cỏ voi nuôi trâu, bò vỗ béo... Nhờ cần cù, chăm chỉ, đến nay, ông Và Bá Ca đã trở thành “người giàu” khi có trong tay gần 40 con trâu, bò thả; đàn gà hơn 100 con.

“Bình quân 1 năm gia đình bán từ 7-8 con trâu, bò; cộng thêm thu nhập từ gừng, đào, sắn... thu về chừng 100-150 triệu đồng, đủ nuôi 2 đứa con lớn học đại học và đứa nhỏ học tiểu học” - ông Và Bá Ca chia sẻ.

lam-luon-tay-luon-chan-do-la-nhan-xet-cua-nhieu-nguoi-ve-truong-ban-tham-tham-xa-nhon-mai-va-ba-ca.anh-kl.jpg
Lao động "luôn tay, luôn chân" - đó là nhận xét của nhiều người về Trưởng bản Thằm Thẩm, xã Nhôn Mai - Và Bá Ca. Ảnh: K.L

Nhiều người dân trong bản Thằm Thẩm thấy gia đình trưởng bản phát triển kinh tế ổn định, nên họ đến tham quan và học hỏi cách làm và được ông Và Bá Ca tận tình cầm tay chỉ việc, chia sẻ kinh nghiệm.

Đồng chí Lương Văn Hóa - Bí thư Đảng ủy xã Nhôn Mai cho biết: Ở miền biên viễn xa xôi này, những người không cam chịu đói nghèo, vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, nuôi hai con học đại học, lại chăm lo việc dân, việc bản như ông Và Bá Ca là “hiếm”.

anh-va-ba-ca-ao-trang-dang-dan-can-bo-dia-phuong-vao-tham-vuon-dao-cua-gia-dinh.-anh-an-quynh.jpg
Trưởng bản Thằm Thẩm Và Bá Ca (người đi đầu) dẫn cán bộ địa phương vào thăm khu vực sản xuất của gia đình. Ảnh: An Quỳnh

Còn ở bản Tạt - địa bàn vùng sâu, vùng xa thuộc xã Yên Thắng, cựu Trưởng bản Mạc Văn Thành ( SN 1963) được biết đến là đảng viên tiên phong trong phát triển kinh tế hộ tại địa bàn.

Không chỉ "mát tay" trong việc đưa cây mú từn - một loại dược liệu tự nhiên có nhiều công dụng - từ rừng sâu về ươm thành công ở vườn nhà với quy mô hơn 2000 gốc, ông còn mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi với 40 con trâu, bò, 10 con nhím, đào 2 ao thả cá, trồng hơn 1ha keo, xoan, hàng trăm gốc mét; trở thành tấm gương vượt khó để dân bản noi theo.

bna_1860.jpg
Ông Mạc Văn Thành, bản Tạt (xã Yên Thắng) là người tiên phong đưa cây mú tửn từ rừng về ươm giống thành công ở vườn nhà. Ảnh: KL

Nhiều người dân trong bản, trong xã và vùng phụ cận nghe tin, tìm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm ươm mú từn, nuôi nhím đều được ông Thành trao đổi, hướng dẫn tận tình, cởi mở.

Ông Thành bảo: “Mình là đảng viên, cựu trưởng bản con trai cũng là đảng viên, hiện đang làm phó bản nên càng phải gương mẫu. Vả lại, cuộc sống người dân bản Tạt còn nhiều khó khăn, đất sản xuất chỉ có 1,5 ha, trong bản có gần 100 lao động đi làm ăn xa, nếu gây dựng được nhiều mô hình kinh tế hộ thì đời sống người dân đỡ vất vả, không phải rời quê đi làm ăn xa nữa”.

bna_1837.jpg
Ông Mạc Văn Thành ở bản Tạt, xã Yên Thắng (giữa) trao đổi kinh nghiệm ươm giống cây dược liệu. Ảnh: KL

Tại nhiều địa bàn, các “thủ lĩnh” thôn bản không chỉ “dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo mà còn nhanh nhạy ứng dụng mạng xã hội để quảng bá, giới thiệu nông sản địa phương, giúp người dân tiêu thụ được sản phẩm, nâng cao thu nhập.

bi-thu-chi-bo-kha-thi-bich.jpg
Bí thư Chi bộ bản Phẩy, xã Xiêng My (Tương Dương) Kha Thị Bích. Ảnh: KL

Điển hình như chị Kha Thị Bích - Bí thư Chi bộ bản Phẩy, xã Xiêng My, từ suy nghĩ “muốn đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu thôn, bản phải “nói được, làm được” thì người dân mới tin, mới phục”.

Chị Bích đã tìm tòi ứng dụng mạng xã hội và Facebook, Zalo cá nhân, quảng bá và thu mua nhiều mặt hàng nông sản do người dân trên địa bàn các xã Xiêng My, Nga My như đác rừng, chuối hột phơi khô mật ong rừng, gà đen, lợn đen, cá mát, vịt bầu… nhập cho người có nhu cầu.

bi-thu-chi-bo-ban-phay-kha-thi-bich-luon-di-dau-trong-phat-trien-kinh-te-ho.jpg
Bí thư Chi bộ bản Phẩy, xã Xiêng My Kha Thị Bích luôn đi đầu trong phát triển kinh tế hộ. Ảnh: Quỳnh An

Khi số lượng đơn hàng tăng cao, chị Bích sang tận các địa bàn lân cận như xã Tam Hợp (Tương Dương) để thu mua hàng nông sản sạch và các loại cây, con bản địa như: Gừng, măng, nghệ, gà, lợn… nhập về xuôi. Đồng thời, nhập những mặt hàng từ miền xuôi như cá, mực, tôm, nước giải khát… lên phục vụ người dân miền ngược. Bên cạnh đó, chị đầu tư nuôi lợn đen, trồng hơn 3 ha rừng, trồng cỏ, chăn nuôi 5 con trâu, bò.

bi-thu-chi-bo-ban-phay-kha-thi-bich-thu-gom-chuoi-hot-phoi-kho-cho-dan-de-nhap-ve-xuoi1.jpg
Bí thư Chi bộ bản Phẩy, xã Xiêng My - chị Kha Thị Bích thu gom chuối hột phơi khô cho người dân để nhập về xuôi. Ảnh: K.L

Nhận xét về Bí thư Chi bộ Kha Thị Bích, Trưởng bản Phẩy - ông Tịnh Văn Hồng cho hay: Ở đây, bà con gọi chị Bích là “người siêng của bản” bởi tinh thần làm việc luôn chân, luôn tay. Không bận việc thôn bản, thì lên nương rẫy hoặc đi thu mua nông sản đóng hàng, nhập hàng về xuôi. Gia đình chị còn đầu tư cả xe bán tải để phục vụ cho việc thu mua, vận chuyển hàng hóa.

Hiện nay, một số hộ trong bản Phẩy và các bản khác trong xã đã học theo Bí thư Chi bộ Kha Thị Bích, ứng dụng mạng xã hội để trực tiếp quảng bá, giới thiệu trực tiếp bán những mặt hàng do mình sản xuất chăn nuôi, đưa các đặc sản của núi rừng đi khắp nơi.

bi-thu-chi-bo-kha-thi-bich-va-truong-ban-tinh-van-hong-kiem-tra-tinh-hinh-san-xuat-cua-nguoi-dan-ban-phay.jpg
Bí thư Chi bộ Kha Thị Bích (trái) cùng Trưởng bản Phẩy Tịnh Văn Hồng kiểm tra tình hình sản xuất của người dân. Ảnh: KL

Tit phu 2 - bai 1

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ, đảng viên phải làm gương mẫu cho nhân dân. Cán bộ cấp trên phải làm gương mẫu cho cán bộ cấp dưới”, nhiều người đứng đầu ở các địa phương trên địa bàn huyện rẻo cao Tương Dương đã phát huy tinh thần “nói đi đôi với làm”.

Họ không chỉ thực hiện tốt “ việc Đảng, việc dân, việc chính quyền" mà còn tiên phong trong phát triển kinh tế hộ, vươn lên làm giàu chính đáng.

dong-chi-kha-thi-hien-chu-tich-ubnd-xa-tam-quang-ben-doi-keo-cua-gia-dinh.-anhcscc.jpg
Chị Kha Thị Hiền - Chủ tịch UBND xã Tam Quang bên đồi keo của gia đình. Ảnh: CSCC

Điển hình như Chủ tịch UBND xã Tam Quang - chị Kha Thị Hiền - tấm gương phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó vươn lên, trở thành người đứng đầu gương mẫu và điển làm kinh tế giỏi tại địa phương.

Xuất phát điểm là nhân viên khuyến nông kiêm Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, vừa đi làm, vừa theo học Đại học Nông Lâm, tháng 8/2010, chị Kha Thị Hiền được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quang khi mới 26 tuổi, trở thành Phó Chủ tịch UBND xã trẻ nhất huyện Tương Dương lúc bấy giờ.

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, từ tháng 10/2020 đến nay, chị Hiền được giao trọng trách Chủ tịch UBND xã biên giới Tam Quang.

d60ee28e81ad25f37cbc-1-.jpg
Chị Kha Thị Hiền - Chủ tịch UBND xã Tam Quang thăm bà Vi Thị Thế - người già neo đơn ở bản Tùng Hương. Ảnh: KL

Là người đứng đầu chính quyền xã, nhưng nữ “thủ lĩnh” Kha Thị Hiền luôn giữ tác phong gần gũi, chân tình, cởi mở, thường xuyên bám địa bàn, bám cơ sở, lúc lội ruộng, leo đồi giám sát tình hình sản xuất, khi vượt khe, lội đèo hơn 10 cây số đi kiểm tra công trình nước sinh hoạt của người dân.

efacdc32cc15684b3104-1-.jpg
Chủ tịch UBND xã Tam Quang Kha Thị Hiền luôn bám sát địa bàn, bám sát cơ sở. Ảnh: CSCC

Với tâm niệm “cán bộ phải nêu gương’, ngoài thời gian ở công sở, vào những ngày cuối tuần, người dân địa phương đã quen thuộc với hình ảnh Chủ tịch UBND xã Kha Thị Hiền trong bộ đồ lao động cùng chồng - nguyên là cán bộ địa chính xã Xiêng My lên nương, lên rẫy trồng keo, chăn nuôi.

Kết quả của sự chăm chỉ, cần cù lao động ấy là 4 vườn keo rộng hơn 7 ha, hơn 10 con trâu, bò, đàn gà, vịt hàng chục con cùng cây trái, rau củ mùa nào thức nấy.

53d4896099473d196456.jpg
Hình ảnh đời thường giản dị của Chủ tịch UBND xã Tam Quang Kha Thị Hiền trong trang trại của gia đình. Ảnh: CSCC

Chị Kha Thị Hiền chia sẻ: Đặc thù địa phương có 11 bản, trong đó có 2 bản giáp biên giới với 1.971 hộ/7.806 khẩu người Kinh, Thái, Khơ Mú, Đan Lai, Tày Poọng cùng sinh sống, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Để từng bước xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, xây dựng ý chí tự lực vươn lên trong xây dựng nông thôn mới, chúng tôi xác định trước hết người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải “nêu gương” trong cả tư duy và hành động.

chu-tich-ubnd-xa-tam-quang-kha-thi-hien-tham-hoi-tinh-hinh-doi-song-cua-nguoi-cao-tuoi-ban-tung-huong-1-.jpg
Chủ tịch UBND xã Tam Quang Kha Thị Hiền thăm hỏi tình hình đời sống của người cao tuổi bản Tùng Hương. Ảnh: KL

Không riêng “thủ lĩnh” Kha Thị Hiền mà tại xã Tam Quang, nhiều cán bộ, đảng viên đã nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, tiên phong trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng bằng những mô hình kinh tế hiệu quả; và sẵn sàng hỗ trợ kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho người dân. Đơn cử gia đình ông Lô Quang Hợp - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tam Quang, có vợ là Bí thư Chi bộ thôn, với mô hình nuôi dúi, trồng keo, chăn nuôi lợn nái, gà, ao cá cho thu nhập cao. “Mình phải làm được thì tuyên truyền người dân mới “ưng cái bụng”, không thì bà con sẽ bảo “cán bộ chỉ nói suông…”, ông Lô Quang Hợp bày tỏ.

bi-thu-cho-bo-ban-phay-kha-thi-bich-ao-trang-gioi-thieu-mo-hinh-cai-tao-vuon-tap-cua-nguoi-dan-voi-can-bo-xa-xieng-my.jpg
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xiêng My Lộc Thị Vân (đội mũ) trao đổi với cán bộ bản Phẩy về chủ trương triển khai mô hình cải tạo vườn tạp. Ảnh: KL

Tại xã Xiêng My, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Lộc Thị Vân cũng là một tấm gương chăm chỉ, cần cù trong lao động. Từ một cán bộ Trạm Y tế xã Nga My, sau khi chia tách xã, từ tháng 4/2007, chị Vân chuyển sang làm Phó Chủ tịch, rồi Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã và hiện là Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xiêng My (nhiệm kỳ 2020-2025).

dong-chi-loc-thi-van-ao-xanh-pho-bi-thu-thuong-truc-dang-uy-xa-xieng-my-trao-doi-cong-tac-dang-voi-co-so.-anh-kl.jpg
Chị Lộc Thị Vân (thứ hai phải sang) - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xiêng My trao đổi công tác Đảng với cơ sở. Ảnh: KL

Là người làm công tác Đảng, chị Vân luôn tâm niệm, để thực sự là một người cán bộ mẫu mực, có uy tín, có thể nói để dân nghe và tin, ngoài việc làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ với việc Đảng, việc dân; còn phải biết vươn lên làm giàu chính đáng.

Nghĩ là làm, ngoài giờ hành chính, hai vợ chồng chị lại vào vai nông dân, hết lên rẫy phát tỉa cho keo, tràm, lại trồng cỏ làm thức ăn cho bò… Kết quả sau nhiều năm chịu khó lao động, đến nay gia đình chị Vân có 8ha keo, 2 ha xoan, 15 con bò, hàng trăm con gà… mang lại thu nhập trung bình 500 triệu đồng/năm.

Chị Lộc Thị Vân chi sẻ: “Khi ở công sở là cán bộ, công chức, nhưng khi lên nương rẫy lại mình cũng là nông dân, không khác gì bà con. Trong vai người dân, mình càng hiểu hơn thực tế địa phương cần triển khai trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại giá trị kinh tế. Đồng thời, từ thực tiễn sản xuất có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn xã cùng làm”.

dong-chi-loc-thi-van-thu-2-trai-sang-pho-bi-thu-thuong-truc-dang-uy-xa-xieng-my-tuong-duong-trao-doi-voi-can-bo-va-nguoi-dan-ban-phay-ve-cong-tac-tao-nguon-phat-trien-dang.-anh-kl.jpg
Chị Lộc Thị Vân (thứ 2 trái sang) - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Xiêng My trao đổi với cán bộ và người dân bản Phẩy về thực hiện Đề án 07 của Huyện ủy Tương Dương về xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Ảnh: KL

Xã Xiêng My có 7 bản, với 717 hộ/3.034 khẩu người Thái, Khơ Mú, Kinh; là địa bàn có xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 26%.

Bởi vậy, triển khai Đề án 07 ĐA/HU của Huyện ủy Tương Dương về “xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân”, Đảng ủy xã Xiêng My quán triệt phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”; chỉ khi cán bộ, đảng viên “nói được làm được”, tự lực vươn lên khá, giàu bằng chính sức lao động của mình, từ đó mới lan tỏa, khuyến khích được tinh thần dám nghĩ, dám làm của người dân.

pho-bi-thu-thuong-truc-dang-uy-xa-xieng-my-loc-thi-van-dung-thu-2-ben-trai-xuong-co-so-tham-hoi-tinh-hinh-san-xuat-cua-ba-con.jpg
Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Xiêng My Lộc Thị Vân (đứng thứ 2 bên trái) xuống cơ sở thăm hỏi tình hình sản xuất của bà con. Ảnh: CSCC

Theo đó, tại xã Xiêng My có nhiều cán bộ khác cũng tiên phong trong phát triển kinh tế hộ như gia đình các đồng chí: Lô Văn Danh - Chủ tịch Hội Nông dân với mô hình trồng rừng, chăn nuôi, thu mua nông sản cho người dân; Vi Văn Bá - Bí thư Đoàn xã với mô hình trồng trọt, chăn nuôi…

dong-chi-loc-thi-van-ao-xanh-ngoai-cung-ben-phai-pho-bi-thu-truong-truc-dang-uy-xa-xieng-my-tuong-duong-tham-lang-van-hoa-ban-phay.-anh-kl.jpg
Chị Lộc Thị Vân (ngoài cùng bên phải) - Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Xiêng My và cán bộ phụ nữ xã thăm làng văn hoá bản Phẩy. Ảnh: KL

Những tấm gương cán bộ, đảng viên “nói đi đôi với làm” ở vùng cao Tương Dương đã củng cố niềm tin của người dân với Đảng, chính quyền, từ đó tạo sự đồng thuận trong đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, trong đó có Đề án 07 -ĐA/HU về “xóa bỏ tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân”.

(Còn nữa)

Bài 1: Cán bộ "đi trước, làm trước"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO