Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Loại bỏ những ngành nghề và thị trường lao động có rủi ro cao

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong hội nghị trực tuyến sáng 25/8, tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 16 - CT/TW ngày 8/5/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia đi nước ngoài.

Chủ trì tại điểm chính có các đồng chí: Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Điểm cầu Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Như Khôi - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; cùng dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đoàn Đại biểu quốc hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thanh Nga

Người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ USD/năm

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong những năm qua, công tác phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 16- CT/TW đã được nhiều cấp ủy đảng, chính quyền triển khai nghiêm túc, kịp thời.

Cùng với đó, quy mô tổ chức, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng nhanh qua các năm. Đến năm 2022 có 451 tổ chức, doanh nghiệp - cao hơn 2 lần so với thời điểm ban hành chỉ thị. Thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài ngày càng mở rộng và phát triển, từ 9 thị trường năm 2013 đến nay đã mở rộng lên tới 25 thị trường.

Trong 10 năm qua, các địa phương đã đưa được hơn 1 triệu lượt người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 40% so với bình quân giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị, tạo việc làm cho khoảng từ 7 - 10% lực lượng lao động tăng thêm hàng năm.

Ngoài học ngoại ngữ, người lao động cần phải được trang bị các kỹ năng khi đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Thanh Nga

Ngoài học ngoại ngữ, người lao động cần phải được trang bị các kỹ năng khi đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Thanh Nga

Thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài tương đối ổn định, bình quân thu nhập 200 triệu đồng/ năm, cao hơn nhiều lần so với làm việc trong nước cùng ngành nghề.

Theo thống kê, bình quân mỗi năm người lao động và chuyên gia gửi về nước khoảng 10 tỷ USD, tăng 5 lần so với giai đoạn trước khi ban hành Chỉ thị. Điều này không chỉ góp phần giúp người lao động và gia đình xóa đói, giảm nghèo mà còn có tích lũy, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; đóng góp vào nguồn ngoại tệ của đất nước; góp phần xây dựng quê hương đất nước, đặc biệt là vào Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có trên 65.000 người đang làm việc tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Giai đoạn 2013 - 2022, toàn tỉnh đưa đi làm việc ở nước ngoài được 119.427 người lao động, 138 người chuyên gia. Trong đó, 100% lao động được đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết; khoảng 62% lao động được đào tạo nghề nghiệp trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Người lao động được đào tạo kỹ năng trước khi sang làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Thanh Nga

Người lao động được đào tạo kỹ năng trước khi sang làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Thanh Nga

Cương quyết loại bỏ những ngành nghề rủi ro cao

Kết luận tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận những thành quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung còn thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác đưa người lao động và chuyên gia đi nước ngoài. Theo đó, hiện nay, công tác đánh giá chất lượng đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động chưa chặt chẽ, chưa có sự gắn kết giữa hệ thống các cơ sở đào tạo nghề với tạo nguồn đi làm việc ở nước ngoài nên chất lượng lao động chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp. Công tác hoàn thiện hệ thống luật pháp cho người lao động làm việc ở nước ngoài còn chậm, nên việc bảo trợ cho công dân đang làm việc ở nước ngoài còn gặp khó khăn.

Bộ trưởng cũng lưu ý, một số địa bàn đưa người đi lao động rất đông nhưng còn thiếu sự quản lý chặt chẽ nên để xảy ra việc vi phạm pháp luật hoặc bỏ trốn. Thế nên các địa phương cần quan tâm chăm lo “đầu vào, đầu ra”, quan tâm việc đào tạo nghề, ngoại ngữ và kỹ năng cho người lao động. “Địa phương nào làm tốt ắt hẳn rất ít những vi phạm xảy ra" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các địa phương cần chú trọng sàng lọc những địa bàn rủi ro, ngành nghề rủi ro, điển hình như nghề giúp việc gia đình ở địa bàn Ả rập xê út, Trung Đông. "Chúng ta cần có những cách thức khảo sát, kiểm tra để khuyến cáo các doanh nghiệp đưa người đi lao động ở nước ngoài loại bỏ những ngành rủi ro, những địa bàn rủi ro" - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.