Bữa cơm yêu thương cho học sinh mùa lũ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Những ngày qua, mưa lũ khiến gia đình của hàng trăm học sinh của Trường THPT Thanh Chương 3 bị thiệt hại khi nhiều tài sản bị nước lũ cuốn trôi. Nhằm sẻ chia với học trò, những bữa cơm yêu thương đã được nhà trường thực hiện, động viên các em vượt qua những ngày khó khăn…

Em Nguyễn Văn Đức (học sinh lớp 12D5 – Trường THPT Thanh Chương 3) ở xã Thanh Nho, có hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, dù sức khỏe không tốt, bố của em vẫn lặn lội vào Nam làm ăn để mong có tiền nuôi con và mẹ già 76 tuổi. Nhưng không may, cách đây hơn 2 tuần, do làm việc quá sức, ông đột ngột qua đời, làng xóm phải kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ để đưa thi thể ông về.

Các giáo viên của Trường THPT Thanh Chương 3 chuẩn bị bữa ăn cho học sinh. Ảnh: CSCC

Các giáo viên của Trường THPT Thanh Chương 3 chuẩn bị bữa ăn cho học sinh. Ảnh: CSCC

Chưa qua nỗi đau mất bố, thì trận lũ cuối tháng 9 xảy ra trên diện rộng toàn địa bàn huyện Thanh Chương, trong đó có xã Thanh Nho – nơi gia đình Đức sinh sống. Thời điểm lũ dâng cao, nước tràn vào cả sân vườn và ngấp nghé sàn nhà. Nếu không có hàng xóm giúp đỡ thì có lẽ toàn bộ lúa và tài sản của gia đình cũng bị ngập hoặc trôi trong nước.

Trận lũ vừa qua, gần như tài sản cả đời tích cóp của gia đình em Hoàng Thùy Linh (lớp 11D1) cũng bị trôi theo nước lũ. Linh là chị cả, phía sau Linh còn có 3 em. Trong đó, em út mẹ mới sinh yếu và đang ở trong bệnh viện nên cuộc sống gia đình thời điểm này hết sức vất vả. Những ngày này, phải rất cố gắng Linh mới có thể đi học bình thường nhưng lòng thì nặng trĩu nỗi lo.

Vườn rau phục vụ bữa ăn tập thể do giáo viên và học sinh nhà trường chăm sóc. Ảnh: Mỹ Hà

Vườn rau phục vụ bữa ăn tập thể do giáo viên và học sinh nhà trường chăm sóc. Ảnh: Mỹ Hà

Trường THPT Thanh Chương 3 có gần 1.300 học sinh thuộc 10 xã vùng đồi núi và khu vực Cát Ngạn. Địa hình ở đây một phần nằm ở vùng đồi núi, một phần nằm ở vùng trũng thấp nên năm nào cứ mưa to, lũ lụt thì hoặc bị chia cắt, hoặc bị ngập lụt. Năm nay, hầu hết học sinh thuộc các xã như Thanh Nho, Thanh Liên, Thanh Mỹ, Cát Văn, Thanh Sơn đều bị ảnh hưởng. Trong những ngày mưa lũ, không ít học sinh, chủ yếu là con em ở vùng tái định cư Thanh Sơn ở trọ quanh trường đã hết tiền để mua thức ăn, đồ dùng sinh hoạt, các em phải tạm thời lên chùa Chung Linh tá túc.
Đến thời điểm này, nhiều nơi, học sinh của Trường THPT Thanh Chương 3 vẫn chưa thể đến trường. Số đi học được, có em phải đến trường bằng thuyền hoặc đi qua những nơi nước sâu hết sức nguy hiểm.

Sẻ chia với học trò vùng lũ, bếp ăn tình thương của Trường THPT Thanh Chương 3 đã tổng hợp danh sách toàn bộ những gia đình học sinh bị ngập lụt, gặp khó khăn và những học sinh điều kiện đi lại còn có nguy cơ mất an toàn. Trên cơ sở đó, những bữa cơm tình thương được nhà trường triển khai với mục đích tạo điều kiện cho những học sinh đang ở trọ không phải lo lắng vì thiếu ăn, thiếu mặc. Những học sinh nhà ở xa, bị thiệt hại do lũ lụt cũng được nhà trường tạo điều kiện ở lại trường ăn bữa trưa để không bị gián đoạn các buổi học chiều.

Học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 tham gia hỗ trợ cho bếp ăn tập thể của nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà
Học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 tham gia hỗ trợ cho bếp ăn tập thể của nhà trường. Ảnh: Mỹ Hà

Từ ngày 3/10 đến 6/10, đã có gần 1.100 lượt học sinh đăng ký, hai ngày qua nhà trường đã nấu hơn 400 suất cơm buổi trưa và buổi tối cho các em học sinh. Mặc dù không tổ chức bán trú nhưng Trường THPT Thanh Chương 3 là một trong ít trường hiếm hoi tổ chức các bữa ăn cho học sinh ở xa và chủ yếu đều thực hiện theo hình thức miễn phí.

Trước đó, ý tưởng xây dựng nhà ăn tình thương được thầy giáo Lê Văn Quyền – hiệu trưởng nhà trường triển khai với mong muốn có một nơi để tổ chức các bữa ăn trưa cho học sinh khó khăn và một số giáo viên ở xa gia đình. Kể về điều này, thầy giáo Lê Văn Quyền nói thêm: Đặc thù ở trường chúng tôi có rất nhiều học sinh ở xa và nhiều em sẽ ở lại trường buổi trưa nếu có lịch học cả ngày. Lúc mới về trường, nhìn các em tôi rất thương bởi hầu hết các em đều phải mang cơm ở nhà theo. Một số em thì mang theo mì tôm, lấy nước từ máy lọc nước của nhà trường pha mì ăn tạm qua bữa. Cảnh này, diễn ra thường xuyên trong tuần và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học của các em.

Để chuẩn bị cho bếp ăn hoạt động, ban giám hiệu nhà trường đã kêu gọi các mạnh thường quân và một số cựu học sinh của trường để sửa lại nhà ăn cũ và mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ. Bếp ăn chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 4/2021 và đến nay đã phục vụ hàng nghìn suất ăn cho học sinh khó khăn.

Những bữa cơm tươm tất được giáo viên chuẩn bị cho học sinh. Ảnh: NTCC

Những bữa cơm tươm tất được giáo viên chuẩn bị cho học sinh. Ảnh: NTCC

Thầy giáo Nguyễn Thanh Đức – Chủ tịch Công đoàn trường cũng cho biết: Để bếp ăn có thể hoạt động thường xuyên, chúng tôi đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ gạo, ủng hộ kinh phí để mua thực phẩm.

Nhà trường cũng tận dụng các khoảng đất trống để trồng thêm rau xanh, dịp gần Tết trồng hoa cúc để bán lấy kinh phí hoạt động. Hiện, ngoài những bữa ăn đột xuất để hỗ trợ các học sinh trong những dịp thiên tai, bão lũ thì mỗi ngày có khoảng 30 học sinh đăng ký ăn thường xuyên và được nhà trường hỗ trợ.

Trong những ngày mưa lũ, mỗi ngày có hàng trăm suất ăn phục vụ học sinh. Ảnh: CSCC

Trong những ngày mưa lũ, mỗi ngày có hàng trăm suất ăn phục vụ học sinh. Ảnh: CSCC

Những bữa ăn tình thương không chỉ kịp thời giúp học sinh vượt qua khó khăn, tiếp thêm nghị lực giúp các em đến trường, mà còn thắt chặt tình nghĩa thầy trò, bạn bè… Mùa lũ năm nay, vì thế cũng bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn, vất vả cho các em...

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.