Cây rễ hương ở Quỳ Châu héo rũ sau lũ

Quang An - Văn Trường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News

(Baonghean.vn) - Sau trận lụt vừa qua, nhiều diện tích rễ hương tại huyện Quỳ Châu đã bị ngập úng, chết héo. Hơn thế, nhiều cơ sở sản xuất hương trầm cũng buộc phải đổ bỏ phần lớn nguyên liệu do bị ngấm nước.

Huyện Quỳ Châu được xem là thủ phủ hương trầm của xứ Nghệ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 6 làng nghề hương trầm bao gồm: Khối 1, khối 2, khối 3, khối Tân Hương 1, khối Tân Hương 2 tại thị trấn Tân Lạc và bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh. Những làng nghề này có hàng chục lao động thường xuyên và hàng trăm lao động thời vụ, cung ứng lượng lớn sản phẩm hương trầm các loại ra thị trường.

bna_người dân khối 1 thị trấn Tân Lạc sản xuất hương phục vụ Tết nguyên đán Ảnh Quang An.jpg
Huyện Quỳ Châu là thủ phủ sản xuất hương trầm của xứ Nghệ. Ảnh: Q.A

Mặc dù vậy, trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, nhiều diện tích cây rễ hương - nguyên liệu chính để làm hương trầm trên địa bàn huyện đã bị ngập úng, ngâm trong nhiều ngày. Sau khi nước rút, nắng lên đã khiến có những gốc hương trầm bị thối rễ, không thể thu hoạch được.

Gia đình anh Lương Văn Hoành, xã Châu Hạnh có 20.000m2 rễ hương mới trồng được 2 tháng, dự kiến sẽ cho thu hoạch vào cuối năm để nhập cho các làng nghề. Tuy nhiên, trong đợt lũ vừa qua, diện tích bị ngập úng hơn 50% và đã héo rũ, thối rễ. Số còn lại cũng sinh trưởng kém. Vụ này gia đình thất thu.

bna_1.jpg
Nhiều diện tích cây rễ hương đã bị hư hỏng sau mưa lũ. Ảnh: Văn Trường

Cách đó không xa, cơ sở sản xuất hương trầm của chị Phạm Thị Uyên, bản Hạnh Tiến, xã Châu Hạnh cũng bị thiệt hại nặng nề. Mức nước dâng cao khiến cho các nguyên liệu làm hương như bột hương, giấy… đều ướt sũng, không thể sản xuất được. Dự kiến gia đình thiệt hại gần 100 triệu đồng.

bna_2.jpg
Nhiều cây rễ hương không thể sinh trưởng do bị ngấm nước quá lâu. Ảnh: Văn Trường

Thị trấn Tân Lạc có 6 làng nghề hương trầm với hàng trăm lao động, cung cấp lượng lớn hương cho thị trường. Tuy nhiên, sau đợt lũ vừa qua, người làm hương nơi đây đang đối mặt với “khó khăn kép” khi các vật dụng, đồ nghề, nguyên liệu làm hương bị ẩm ướt, hư thối; chưa kể đến giờ nhập nguyên liệu để sản xuất tiếp cũng rất khó vì nhiều diện tích cây rễ hương cũng đã héo rũ.

bna_3.jpg
Giấy gói hương cũng bị ướt nhẹp sau lũ. Ảnh: Quang An

Bà Trần Thị Loan, chủ cơ sở sản xuất hương trầm tại huyện Quỳ Châu nhớ lại: Trận lụt diễn ra nhanh quá, lại xảy ra lúc 3 - 4 giờ sáng, gia đình trở tay không kịp. Nhà tôi có 2 kho hàng, chứa nguyên liệu để làm hương, khi phát hiện nước dâng, chúng tôi chỉ kịp hô hoán để cứu lấy được 1 kho giấy, bìa cát tông; đối với kho nguyên liệu chứa các loại bột rễ hương, đinh hương, quế, hồi… đều bị ngập trong nước.

“Hương quan trọng nhất là mùi thơm, tuy nhiên khi những nguyên liệu ngâm nước hơn 1 ngày đã bị hư hỏng hoàn toàn, không còn mùi nữa. Nếu sấy khô để làm tiếp thì sản phẩm sẽ không đạt chất lượng, mất uy tín, do đó gia đình đành phải đổ bỏ…” - chị Loan ngậm ngùi.

bna_6.jpg
Nhiều cơ sở sản xuất hương trầm bị ẩm mốc do ngấm nước lũ. Ảnh: Văn Trường

Hiện nay, các làng nghề, cơ sở sản xuất hương trầm đang tập trung thuê người phơi lại số nguyên liệu còn có thể sử dụng được. Bên cạnh đó, chủ động liên hệ, kết nối với các vùng nguyên liệu rễ hương tại Quỳnh Lưu, Thanh Chương… để đặt hàng với số lượng lớn trong thời gian tới, vì diện tích rễ hương trên địa bàn đã bị xoá sổ nhiều.

Số liệu từ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳ Châu cho biết, trên địa bàn hiện có trên 100ha cây rễ hương, được trồng chủ yếu tại các xã Châu Hạnh, Châu Bình, Châu Thuận và thị trấn Tân Lạc.

bna_hồi.jpg
Mỗi bao đựng bột nguyên liệu gồm rễ hương, hồi, quế... có giá trị khoảng 7 triệu đồng đều phải bỏ đi vì không thể dùng để làm hương. Ảnh: Q.A

Được biết, huyện Quỳ Châu cũng đã xem việc mở rộng diện tích cây rễ hương là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo nguyên liệu cho các làng nghề cũng như công việc, thu nhập cho đồng bào nơi đây. Đến năm 2025, huyện phấn đấu tăng diện tích cây rễ hương lên 200ha, mặc dù vậy, việc mở rộng diện tích này vẫn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là sau đợt mưa lũ vừa qua đã khiến vùng nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng.

tin mới

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.