Con Cuông: Bãi rác quá tải gây ô nhiễm nặng

(Baonghean.vn) - Hơn 20 năm kể từ ngày bắt đầu hình thành, đến nay bãi rác thị trấn Con Cuông đã trở nên quá tải và ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí nó còn nằm lọt giữa nghĩa trang và sân vận động của huyện - một trong 2 thiết chế văn hóa quan trọng của địa phương.
Bãi rác thị trấn Con Cuông được đặt tại thôn Lam Trà (xã Bồng Khê), vào cuối năm 1999 bãi rác này bắt đầu hình thành, là nơi chôn lấp rác thải cho thị trấn Con Cuông và xã Bồng Khê.
Đến nay sau hơn 20 năm sử dụng, bãi rác này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do không có địa điểm nào khác nên hàng ngày rác vẫn được tập kết về đây, vào mỗi khi mưa xuống, nước từ trong lèn đá chảy tràn qua bãi rác và chảy ra đường dân sinh và vào cả khuôn viên sân vận động. 
Lối vào bãi rác, hai bên là nghĩa trang và sân vận động của huyện Con Cuông. Ảnh: Tiến Đông
Lối vào bãi rác, hai bên là nghĩa trang và sân vận động của huyện Con Cuông. Ảnh: Tiến Đông

Ông Mai Quang Hợi - Chủ tịch UBND thị trấn Con Cuông cho biết: vào cuối năm 1999 thị trấn đã được UBND huyện giao cho 2ha để làm bãi rác và nghĩa trang, sau này khi quy hoạch trung tâm huyện thì bố trí thêm cả sân vận động vào gần đó.

Ông Hợi cũng cho biết, thị trấn có 8 khối, mỗi ngày lượng rác sinh hoạt đổ ra khoảng 3-4 tấn. Việc thu gom rác do 1 tổ vệ sinh môi trường của thị trấn tiến hành. Tuy nhiên, do người dân đổ cả rác thải xây dựng vào nữa nên từ lâu bãi rác đã trở nên quá tải. 
Do nằm giữa sân vận động và nghĩa trang, lại nằm dưới lèn đá cao nên mỗi khi mưa xuống, nước lại chảy tràn qua bãi rác chảy vào khuôn viên của sân vận động và ra cả đường dân sinh. Ảnh: Tiến Đông
Do nằm giữa sân vận động và nghĩa trang, lại nằm dưới lèn đá cao nên mỗi khi mưa xuống, nước lại chảy tràn qua bãi rác chảy vào khuôn viên của sân vận động và ra cả đường dân sinh. Ảnh: Tiến Đông

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đáng lẽ ra bãi rác gây ô nhiễm này đã được di dời đến địa điểm khác, và huyện Con Cuông cũng đã sớm có nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ lò đốt. Bởi vì, ngày 30/6/2016, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3103/QĐ.UBND chấp thuận chủ trương đầu tư thí điểm trạm xử lý rác sinh hoạt quy mô nhỏ tại Con Cuông, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn và thị xã Hoàng Mai. Phía huyện Con Cuông đã lựa chọn xây dựng bãi rác tại xã Yên Khê, có công suất 30 tấn/ngày, đêm. Tổng mức đầu tư là hơn 20 tỷ đồng, trong đó chưa bao gồm chi phí GPMB và hạ tầng vào trạm xử lý rác, phần này do UBND huyện Con Cuông thực hiện.

Dự kiến, dự án sẽ được xây dựng trên diện tích 24ha. Ngay sau đó, công nghệ xử lý rác của Công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech cũng đã được lựa chọn để triển khai, với hi vọng sớm giải quyết vấn đề ô nhiễm tại bãi rác Bồng Khê bấy lâu nay. Tuy nhiên cho đến nay, dự án này vẫn chưa thể triển khai. 

Hiện tại bãi rác này cũng chỉ chôn lấp theo kiểu truyền thống, thậm chí những lúc nắng lên, người dân đi nhặt phế liệu đã đốt rác gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Tiến Đông
Hiện tại bãi rác này cũng chỉ chôn lấp theo kiểu truyền thống, thậm chí những lúc nắng lên, người dân đi nhặt phế liệu đã đốt rác gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Tiến Đông
Sau một thời gian dài không thể thực hiện được theo Quyết định 3103 của UBND tỉnh, đến nay phía Công ty CP Tập đoàn công nghệ T-Tech đã rút lui khỏi dự án xây dựng khu xử lý rác thải tại huyện Con Cuông. Trong khi huyện Con Cuông vẫn chưa có nhà máy xử lý rác thải thì một số địa phương, nhà máy xử lý rác thải đã đi vào hoạt động, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường. 
Ông Hoàng Sỹ Kiện - Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết, việc xây dựng bãi rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối của địa phương, hiện tại huyện đang xem xét tìm kiếm vị trí ở một địa điểm khác, đồng thời đưa vào danh mục các dự án đầu tư trung và dài hạ; tuy nhiên đến nay do chưa được thông qua nên đang tạm phải gác lại. 

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.