Cuộc sống khốn khó của bà con Khơ Mú nơi tâm dịch La Ngan

(Baonghean.vn) - Đại dịch Covid-19 bùng phát ở huyện nghèo biên giới Kỳ Sơn. Chỉ trong 3 ngày, huyện này đã có 6 ca nhiễm với 91 F1 và 211 F2. Bản nghèo La Ngan và Lưu Tiến cùng chính quyền huyện Kỳ Sơn đang hết sức nỗ lực để khống chế dịch bệnh.
Ảnh: Thành Cường
Bên giàn bầu cuối mùa, bà Moong Thị Phân đang tìm vặt những ngọn bầu non cuối cùng, cả những lá già cũng được bà hái cho vào túi. Đây sẽ là bữa tối của gần 10 con người trong gia đình bà. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Nhà bà ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu (Kỳ Sơn) có 2 người con trai, 1 người con dâu đang ở cữ và 5 đứa cháu. Chồng bà là ông Moong Văn Liên bị tâm thần gần 20 năm. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Hai người con trai của bà Phân cũng đều có vấn đề về thần kinh, suốt ngày hết ngồi nhìn ra rồi lại đi lang thang khắp bản. Không làm được việc gì. Gần 10 miệng ăn trong nhà chỉ trông chờ vào mỗi mình bà. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Đại dịch Covid-19 bùng phát, bản nghèo La Ngan bị phong tỏa, người dân hạn chế đi lại để phòng, chống dịch. Bó chân ngồi một chỗ, không đi rẫy được, nhà bà thiếu ăn nghiêm trọng. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
“Mấy bữa nay không đi rừng được nên chỉ tìm thức ăn quanh nhà như cà dại, lá bầu,… Gạo hôm qua được phát chắc còn đủ cho 2 ngày nữa” - bà nói. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Cạnh đó, ông Ven Văn Xân cùng vợ và 4 đứa cháu đang ngồi trước cửa chờ được đi lấy mẫu xét nghiệm. Vợ chồng ông cùng các cháu vừa từ rẫy trở về. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ngày trở về bản, ông bà bàng hoàng khi chứng kiến chốt phong tỏa đầu bản. Những người lạ mặc kín bộ đồ màu xanh đi thành từng nhóm. Công an, dân quân xuất hiện nhiều hơn. Ông càng lo lắng khi nhận được thông báo phải ở nhà không được đi đâu để phòng, chống dịch. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

“Không được lên rẫy, mọi thực phẩm, đồ dùng không mang về được, mấy ngày tới con cháu không biết ăn cái gì đây” - ông Xân nói. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường

Theo chị Vi Thị Loan - Bí thư Chi bộ bản cho biết: Bản La Ngan có 148 hộ, 756 nhân khẩu,100% là người Khơ Mú. Bản có đến 80% nghèo và cận nghèo. Người dân ở đây sống chủ yếu vào rừng và làm rẫy. Tuy nhiên, 3 năm gần đây, rẫy liên tục mất mùa, cộng thêm đại dịch bùng phát nên người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường

Mới sang ngày thứ 3 thực hiện cách ly y tế, xung quanh nhà các hộ dân, những cây cà dại chỉ còn lác đác mấy quả, giàn bầu cũng bắt đầu bị hái đến những lá già cuối cùng. Gia đình ông Ven Văn Xân cũng chưa tìm được gạo để nấu bữa cơm tối nay. Nếu không có nguồn hỗ trợ khác, những ngày cách ly y tế tiếp theo, chắc chắn cuộc sống của gia đình bà Phân, ông Xân và nhiều hộ dân khác ở bản La Nga và bản Lưu Tiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Thành Cường

Ảnh: Thành Cường
Trước đó, vào ngày 17/7, tại bản La Ngan xuất hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên. Đó là trường hợp mẹ chồng và con dâu ở bản La Ngan, xã Chiêu Lưu. Cả hai đều là F1 của bệnh nhân ở bản Chăm Puông, xã Lượng Minh (Tương Dương). Để phòng, chống dịch UBND tỉnh đã quyết định thiết lập khu cách ly y tế đối với bản La Ngan từ 0h ngày 18/7. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường

Với phương châm “Cương quyết không để cho nhân dân đói”, đáp ứng tốt hơn nhu yếu phẩm cho người dân, huyện Kỳ Sơn đã phân công Ủy ban MTTQ huyện làm đầu mối tiếp nhận, phân phối và bảo đảm phân phát phù hợp lương thực, thực phẩm, hàng cứu trợ. Ủy ban MTTQ huyện đã kêu gọi các xã, thị trấn của huyện, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, chung tay hỗ trợ người dân đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ảnh: Thành Cường

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.