'Dù thời chiến hay thời bình, lực lượng TNXP luôn xung kích, sẵn sàng'

Mỹ Hà. Ảnh: Hồ Phương

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đó là chia sẻ của Đại tá Từ Ngọc Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Hội cựu TNXP Nghệ An khi trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An về vai trò và những đóng góp của lực lượng TNXP. Cuộc trò chuyện này diễn ra vào dịp kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống Lực lượng TNXP Việt Nam (15/7/1950 – 15/7/2019).

        Lực lượng TNXP là sáng kiến của “riêng” Việt Nam

PV:  Thưa  Đại tá Từ Ngọc Anh, ngày 15/7 đã được nhà nước chọn làm Ngày truyền thống của lực lượng TNXP.  Chắc ông vẫn còn nhớ rất rõ những ngày đầu gia nhập lực lượng này?

Đại tá Từ Ngọc Anh
Đại tá Từ Ngọc Anh. Ảnh: Hồ Phương

Đại tá Từ Ngọc Anh: Tôi bắt đầu tham gia lực lượng TNXP vào cuối năm 1953 và là một trong những lứa TNXP đầu tiên. Nhiệm vụ chúng tôi khi đó là tăng cường cho chiến dịch Tây Bắc, chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công Điện Biên Phủ, đánh đuổi giặc Pháp.

Ngày vào TNXP tôi mới 19 tuổi, hoàn thành xong chương trình lớp 7 và là Đoàn viên Đoàn thanh niên cứu quốc. Chúng tôi gia nhập vào TNXP từ chính lời kêu gọi của Đoàn và ai trúng tuyển cũng đều mừng vì trong làng chúng tôi khi đó hầu hết thanh niên đã đi bộ đội, đi dân công hỏa tiễn.

Khi ra đi, chúng tôi cũng không nghĩ ngợi nhiều. Nhận nhiệm vụ xong, tất cả đi bộ ra tập trung ở Diễn Quảng -  Diễn Châu và có một tháng để vừa huấn luyện vừa học nội quy. Trước khi có lệnh xuất phát, chúng tôi mỗi người được sắm một bộ tư trang và gánh thêm mỗi người 20kg gạo, đi theo đường Hoàng Mai lên Nho Quan qua Hòa Bình rồi về Sơn La.

Ông tham gia TNXP khi mới 17 tuổi.
Đại tá Từ Ngọc Anh tham gia TNXP khi mới 19 tuổi.

Chặng đường hàng trăm km, chúng tôi đi mất 56 ngày theo lộ trình ngày nghỉ, đêm đi. Dọc đường đi dù vất vả nhưng ai cũng hăng hái hò reo, hát hò. Có lần, vừa gánh đồ đến Na Sản thì đoàn chúng tôi bị một máy bay phát hiện ném bom. Khi đó, tôi bị lăn xuống dốc.

Hết bom, chúng tôi lại tiếp tục hành quân và sau đó dừng chân đóng quân ở chân đèo Pha Đin. Tại  đây, chúng tôi được giao nhiệm vụ đảm bảo giao thông, lấp hố bom  và khi cần thiết thì tăng cường thêm cho bộ đội. Triền miên gần một năm sau đó, dường như chưa có đêm nào chúng tôi được ngủ vì nhiệm vụ chủ yếu phải làm thâu đêm, không quản đến nguy hiểm cho đến ngày Điện Biên Phủ hoàn toàn giải phóng.

Thanh niên xung phong vận chuyển đạn dược, lương thực. Ảnh tư liệu
Thanh niên xung phong vận chuyển đạn dược, lương thực. Ảnh tư liệu

PV:  Xung phong mọi việc, bất kỳ việc khó việc dễ, phục vụ kháng chiến cho đến ngày kháng chiến thành công... Là một người đã từng trải qua nhiệm vụ này, ông có thể kể rõ hơn nhiệm vụ của lực lượng TNXP ngày đó?

Đại tá Từ Ngọc Anh:  TNXP Việt Nam được thành lập từ năm 1950, trong bối cảnh đất nước cần sức người, sức của để chống thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam. Trong những năm đầu tiên, Đảng và nhà nước ta cũng chỉ rõ,  nhiệm vụ của TNXP là "phát huy sức mạnh dời non lấp biển của tuổi trẻ, xung phong phục vụ cuộc kháng chiến cứu nước đi đến toàn thắng và làm “trường học lớn” đào tạo rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước phục vụ công cuộc kiến quốc, xây dựng Chủ nghĩa xã hội tương lai".

Ngày ấy, đi TNXP cũng giống như đi bộ đội. Chúng tôi được trang bị ba lô bằng mây, ni lông cánh gián để che mưa và mỗi người được phát hai bộ áo quần bằng vải sợi đôi (vải nhuộm lá cây). Vào chiến trường, bộ đội đến đâu là TNXP đến đó, không quản ngại gian khó, không sợ cái chết, một lòng cùng bộ đội chiến đấu. 

Trước ngày gia nhập lực lượng TNXP chúng tôi cũng đã được học về nhiệm vụ cụ thể của mình, đó là đảm bảo giao thông, tiếp tế đạn dược phục vụ chiếu đấu, cáng thương binh và đưa thương binh về tuyến sau an toàn.

TNXP là lực lượng trẻ khỏe, có Đảng lãnh đạo, có biên chế tiểu đội, trung đội, đại đội. Và chúng tôi, lấy tinh thần xung phong, đoàn kết, đồng lòng với mục tiêu lớn nhất đó là làm sao để kháng chiến thành công.

Hàng nghìn đoàn xe cơ giới vận chuyển vũ khí, đạn được, sức người sức của chi viện cho mọi chiến trường, đặc biệt là chiến trường miền Nam ruột thịt.
Hàng nghìn đoàn xe cơ giới vận chuyển vũ khí, đạn được, sức người sức của chi viện cho mọi chiến trường, đặc biệt là chiến trường miền Nam ruột thịt.

PV:Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển?Quyết chí ắt làm nên" là những câu thơ Bác dành tặng cho lực lượng TNXP từ những ngày đầu thành lập. Trong quá trình hoạt động, ông thấy Bác Hồ có sự quan tâm đặc biệt như thế nào đối với lực lượng TNXP?

Đại tá Từ Ngọc Anh:  Kể từ ngày thành lập tổ chức TNXP (15/7/1950) đến ngày Bác đi xa, người đã 21 lần đến thăm, nói chuyện, viết thư khen, viết bài đăng trên báo về TNXP. Tình cảm và sự quan tâm sâu sắc của Bác đã giúp cho các thế hệ TNXP phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích và ý chí cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và Bác Hồ giao phó. Trong quá trình tham gia lực lượng TNXP  lời dạy của Bác: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển?Quyết chí ắt làm nên” cũng chính là bài học, là phương châm hành động, là tài liệu để lực lượng TNXP cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

Trong quá trình thành lập TNXP Bác Hồ đã có sự chỉ đạo rất sâu sát, toàn diện và cụ thể. Như việc giao nhiệm vụ, chúng tôi có 3 nhiệm vụ song song đó là chiến đấu, lao động sản xuất và đào tạo cán bộ. Vì thế, trong quá trình chiến đấu, TNXP buổi đêm có thể “khoét núi, mở đường” nhưng buổi ngày được học bổ túc, học văn hóa, một đại đội có 3 giáo viên văn hóa.

Nhờ có sự chuẩn bị này, nên rất nhiều anh, chị em TNXP ngày mới gia nhập có thể mù chữ, trình độ văn hóa lớp 1, lớp 2 nhưng sau này có thể học đến lớp 6, lớp 7. Nhiều người sau này hết nhiệm vụ, được đào tạo thành kỹ sư, bác sỹ, thành cán bộ, thành công nhân...

Bác Hồ đánh giá được sức mạnh và tinh thần xung kích của lực lượng TNXP và kêu gọi, phát huy được lực lượng này. Sau này, thế giới cũng ca ngợi chỉ có Việt Nam mới có sáng kiến đưa lực lượng TNXP vào phục vụ chiến đấu. Quá đó, không chỉ giúp lực lượng chiến đấu an tâm mà còn giảm được thương vong, phục vụ hiệu quả cho cuộc chiến.

Nghệ An là hậu phương lớn cho đất nước

PV: So với cả nước, lực lượng TNXP Nghệ An rất đông và nắm giữ nhiều trọng trách khá quan trọng. Là người gắn bó rất lâu với lực lượng TNXP, ông đánh giá thế nào về vai trò của lực lượng TNXP Nghệ An trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?

Đại tá Từ Ngọc Anh:  Nghệ An có vị trí chiến lược trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, được đánh giá là hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Nhân dân Nghệ An lại có truyền thống cách mạng kiên cường thế nên mỗi khi có nhiệm vụ, chúng ta cũng sẵn sàng xung phong, bất chấp mọi khó khăn “tất cả cho tiền tuyến – tất cả để chiến thắng”. Thật tự hào, bởi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nghệ An đã huy động được hơn 43.000 người tham gia lực lượng TNXP, chiếm 1/10 trong tổng số LLTN xung phong của cả nước.

LL TNXP
Đại tá chia sẻ về vai trò đóng góp quan trọng của TNXP Nghệ An trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. 

Trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng TNXP xứ Nghệ cũng có rất nhiều sáng tạo và dấu ấn riêng, thể hiện ở việc phát huy sáng kiến trong những hoàn cảnh khó khăn, dám nghĩ, dám làm. Đó là như phá núi mở đường, chống ùn tắc, sạt lở, làm nhiệm vụ vận tải thủy phục vụ miền Tây Nghệ An và nước bạn Lào, phục vụ giao thông đường sắt, tăng cường lực lượng cho đoàn 559, chi viện cho Quảng Bình...

Hiện có rất nhiều địa danh nổi tiếng còn lưu giữ chiến công của TNXP Nghệ An như ngã ba Cò Nòi, Tuần Giáo, đèo Pha Đin, Sầm Nưa, Khe Sanh, đường 20 Quyết Thắng, sông Gianh, Truông Bồn, Cầu Cấm, Bến Thủy, Hoàng Mai...


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nghệ An đã có những cá nhân tiêu biểu như Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Thị Thu Hiền – Đại đội trưởng của Đại đội TNXP 202 tỉnh Nghệ An –người 3 lần được truy điệu sống trước khi xung phong làm nhiệm vụ. Lực lượng TNXP Nghệ An còn có tập thể C317 Truông Bồn, đội 404, đội 25, đội 73, đội 75 TNXP được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều đại đội được tặng thưởng huân chương, cờ thi đua của Bác Hồ.

PV: Không chỉ thời chiến mà trong thời bình, lực lượng TNXP trẻ cũng có nhiều việc làm ý nghĩa. Theo ông, điểm chung giữa hai lực lượng này là gì?

Đại tá Từ Ngọc Anh:  Từ giữa những năm 80, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Nghị quyết về việc thành lập Tổng đội TNXP – XDKT (xây dựng kinh tế) Nghệ An. Gần 30 năm qua, các đội viên đã phát huy vai trò của tổ chức TNXP để  xây dựng kinh  tế ở vùng sâu, vùng xa, và giữ gìn, bảo vệ biên giới. Thành tích của các tổng đội TNXP – XDKT đã trở thành mô hình tiêu biểu của TNXP Nghệ An, góp phần cổ vũ, động viên phong trào thi đua tình nguyện và  khuyến khích thanh niên mạnh dạn đầu tư, lập thân lập nghiệp.

Qua quá trình phát triển, dù hoàn cảnh ra đời, dù nhiệm vụ khác nhau nhưng dù thời chiến hay thời bình thì TNXP luôn là lực lượng nòng cốt, tiên phong. Vì thế, ở những nơi xa nhất, khó nhất thì luôn luôn có lực lượng TNXP xung kích và sẵn sàng, thực hiện nghiêm túc lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ. Đó cũng chính là điểm chung của lực lượng TNXP Việt Nam.

Đại tá Từ Ngọc Anh
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
 

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.