Hàng trăm học sinh Quỳ Châu mất hết sách vở, đồ dùng cá nhân sau lũ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Sáng nay (28/9), nhiều trường học ở Quỳ Châu đã bắt đầu dọn dẹp vệ sinh, rà soát lại thiệt hại và chuẩn bị các phương án để sớm ổn định lại trường lớp. Tuy nhiên, việc khắc phục gặp muôn vàn khó khăn do hàng trăm học sinh bị mất hết sách vở, đồ dùng.

Sáng nay, Công đoàn Trường THPT Quỳ Châu tổ chức đoàn giáo viên đến kiểm tra tình hình thực tế ở các nhà trọ của học sinh sau trận lũ ngày 27/9. Hiện toàn Trường THPT Quỳ Châu có hơn 1.100 học sinh đang ở trọ bên ngoài.

bna_Dãy phòng trọ của học sinh Trường THPT Quỳ Châu.jpg
Dãy phòng trọ của học sinh Trường THPT Quỳ Châu. Ảnh: NT

Trận lũ bất ngờ vừa qua khiến nhiều học sinh rơi vào khó khăn khi toàn bộ tài sản, đồ dùng học tập đã bị hư hỏng và trôi theo nước lũ. Trong đó, số học sinh bị thiệt hại nặng là khoảng hơn 200 em; 287 em bị mất toàn bộ sách vở, quần áo, đồ dùng cá nhân. Ngoài ra, các em còn bị mất 7 xe máy điện, 72 quạt điện, 96 bếp ga và 7 điện thoại.

bna_Giáo viên Trường THPT Quỳ Châu hỗ trợ học sinh thu dọn sau lũ lụt.jpg
Giáo viên Trường THPT Quỳ Châu hỗ trợ học sinh thu dọn đồ dùng cá nhân. Ảnh: N.T
bna__Học sinh Trường THPT Quỳ Châu trong căn phòng trọ bị ngập lũ.jpg
Học sinh Trường THPT Quỳ Châu trong căn phòng trọ bị ngập lũ. Ảnh: N.T

Trao đổi với Báo Nghệ An vào sáng 28/9, thầy giáo Cao Thanh Lưu – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những học sinh bị thiệt hại nặng chủ yếu sống tại các khu nhà trọ, gần sông, gần các khe nước và hoàn cảnh các em đang rất khó khăn.

Trận lũ này cũng khiến nhà trường có khoảng 70m bờ rào bị sập đổ, sân thể thao bị hư hỏng.

Trước đó, ngay sau khi nước tràn vào các nhà trọ và học sinh phải chạy lũ trong đêm, Trường THPT Quỳ Châu đã tổ chức cho các em được vào ở tạm tại các phòng học và nhà đa năng của trường. Từ ngày hôm qua đến nay, Công đoàn, Đoàn Thanh niên nhà trường đã trích một phần kinh phí và sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm để tổ chức các bữa cơm miễn phí cho các học trò. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã kêu gọi để chung tay, hỗ trợ, trước mắt là quyên góp sách vở, áo quần, một số đồ dùng học tập cho học sinh.

bna_Học sinh Trường THPT Quỳ Châu đang nhận quần áo cũ từ các nhà hảo tâm..jpg
Học sinh Trường THPT Quỳ Châu nhận quần áo cũ từ các nhà hảo tâm. Ảnh: N.T

Hiệu trưởng nhà trường cũng nói thêm: Nhà trường đang cố gắng để sớm nhất trong tuần này các em có thể đi học trở lại. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nơi ở của học sinh, vì những phòng các em đang trọ học đều đã hư hỏng. Trong khi đó, nguồn cung cấp nhà trọ trên địa bàn đã không còn. Trước mắt, các em có thể ở ghép phòng với các bạn cùng lớp. Trong tình huống không còn đủ chỗ ở, nhà trường sẽ tạm thời sử dụng một số phòng học, phòng chức năng cho các em ở tạm cho đến khi có thêm các phòng mới.

bna_Trường Tiểu học Châu Thắng bị ngập trong nước lũ.jpg
Trường Tiểu học Châu Thắng bị ngập trong nước lũ. Ảnh: N.T
bna_Sau lũ Trường Tiểu học Châu Thắng ngập trong bùn lầy.jpg
Sau lũ, Trường Tiểu học Châu Thắng ngập trong bùn lầy. Ảnh: N.T

Sau 1 đêm, toàn bộ tài sản, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa của Trường Tiểu học Châu Thắng cũng đã trôi theo dòng nước. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Trần Thị Hằng - Hiệu trưởng nhà trường xót xa cho biết: Trường chúng tôi đã “mất trắng” toàn bộ tài sản. Việc dạy học của nhà trường đang hết sức khó khăn và chưa biết đến khi nào mới ổn định lại được.

bna_Bùn ngập các phòng học ở Trường Tiểu học Châu Thắng.jpg
Bùn ngập các phòng học ở Trường Tiểu học Châu Thắng. Ảnh: N.T

Trường Tiểu học Châu Thắng đóng ở bản Xẹt và là một trong những trường bị thiệt hại lớn nhất do mưa lũ. Theo giáo viên trong trường kể lại, kể từ trận lũ năm 2007 đến nay, đây là trận lũ lớn nhất và mức nước cũng dâng cao hơn rất nhiều so với lần trước. Do lũ đến bất ngờ, lại xảy ra vào ban đêm nên việc di dời tài sản gặp nhiều khó khăn.

bna_Công tác dọn vệ sinh ở Trường Tiểu học Châu Thắng đang được tiến hành khẩn trương.jpg
Công tác dọn vệ sinh ở Trường Tiểu học Châu Thắng đang được tiến hành khẩn trương. Ảnh: N.T

Cô giáo Hiệu trưởng nhà trường cũng nói thêm: Ngoài sách vở, đồ dùng học tập thì nước lũ cũng làm hư hỏng toàn bộ ti vi được lắp đặt tại các lớp và các phòng chức năng. Sáng nay, chúng tôi đã gọi thợ đến kiểm tra, nhưng việc khắc phục chỉ khoảng 1%. Nếu không có ti vi việc dạy học theo chương trình mới sẽ rất bất cập. Trong khi việc huy động xã hội hóa rất khó thực hiện vì nhiều phụ huynh cũng mất trắng sau lũ.

bna_Nhiều phòng học ở điểm trường Tà Sỏn bị hư hỏng.jpg
Nhiều phòng học ở điểm trường Tà Sỏi bị hư hỏng. Ảnh: N.T

Điểm trường Tà Sỏi - Trường Tiểu học Châu Hạnh cũng bị hư hỏng toàn bộ, trong đó, có 4 cái ti vi, sách giáo khoa và vở của hơn 100 học sinh từ lớp 1 đến lớp 4. Ngoài ra, nhiều đồ dùng học tập khác cũng bị ngâm trong nước lũ.

Nói về những khó khăn của nhà trường, cô giáo Trần Thị Lệ - Hiệu trưởng nhà trường nói thêm: Nước lũ lên rất nhanh. Khi chúng tôi nhận được thông tin đã tức tốc lên trường nhưng mọi ngả đường đều nước cuốn băng không đi lại được. Lúc đó, chúng tôi chỉ kịp liên lạc với một số phụ huynh gần trường nhờ hỗ trợ nhưng không thể di dời. Tạm thời, nhà trường đang cùng với các lực lượng chức năng dọn dẹp vệ sinh trường lớp để các em sớm được quay trở lại trường. Còn lại sách vở và đồ dùng học tập như ti vi, loa kéo và một số thiết bị điện tử khác thì chưa có phương án giải quyết.

bna_Toàn bộ sách, vở của học sinh Trường Tiểu học Châu Hạnh được để lại trường và nay đã hư hỏng.jpg
Toàn bộ sách, vở của học sinh Trường Tiểu học Châu Hạnh được để lại trường và nay đã hư hỏng. Ảnh: N.T

Đến sáng nay, việc thống kê thiệt hại do bão lũ ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳ Châu vẫn chưa hoàn thành. Bà Nguyễn Thị Bình - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: Thiệt hại của cơn lũ đối với các trường học, các giáo viên và học sinh trên địa bàn là rất lớn. Thậm chí, có nhiều giáo viên sáng nay mới về được đến nhà nên chưa thống kê được đầy đủ những thiệt hại. Trước mắt, Phòng đã đến trực tiếp tại các nhà trường để kiểm tra và đề nghị các nhà trường phối hợp với các lực lượng chức năng cùng tập trung dọn dẹp vệ sinh trường lớp. Sau khi thống kê thiệt hại, huyện mới đề xuất các phương án hỗ trợ.

Công tác khắc phục bão lũ đang được Trường Tiểu học Châu Hạnh tiến hành khẩn trương.jpg
Công tác thu dọn sau lũ ở điểm trường Tà Sỏi vẫn còn rất bộn bề. Ảnh: N.T

Tại nhiều địa phương ở Nghệ An, sáng nay mưa vẫn tiếp tục diễn ra và nếu mưa còn kéo dài, nhiều địa phương học sinh sẽ vẫn phải nghỉ học. Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các nhà trường theo dõi sát sao tình hình thời tiết và chủ động thông báo học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, cũng yêu cầu các trường chủ động trong việc di dời các phòng máy ở tầng 1 lên tầng trên hoặc đến những nơi cao để đảm bảo an toàn, tránh ít nhất thiệt hại xảy ra.

Trên địa bàn huyện Thanh Chương, trong sáng nay, 26/27 trường nghỉ học trong ngày hôm qua đã đi học trở lại. Trường duy nhất học sinh chưa thể đến trường là Trường Tiểu học Thanh Đức do nhiều tuyến đường bị sạt lở, một số cầu, cống đang xây dựng bị trôi, tiềm ẩn nguy hiểm.

Ông Trần Xuân Hà - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện nói thêm: Sáng nay trời vẫn mưa to nên nguy cơ ngập úng chia cắt trên địa bàn huyện vẫn xảy ra, nhất là tại các xã như Cát Ngạn, Võ Liệt, Ngọc Lâm, Thanh Đức. Chúng tôi đã yêu cầu các nhà trường theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động việc tổ chức dạy và học.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.