Hoàng Mai coi trọng 'mũi' phát triển kinh tế biển

Ngư dân xã Quỳnh Lập cũng mạnh dạn đầu tư đóng mới tàu thuyền bám biển đánh bắt xa bờ. Hiện tại, với 149 trên tổng số 200 tàu có chiều dài trên 15m thường xuyên tham gia đánh bắt xa bờ nên hàng năm sản lượng đánh bắt hải sản của xã Quỳnh Lập luôn đạt trên 30.000 tấn, hoạt động đánh bắt là đầu tàu thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế của xã đi lên.
Trong vòng 6 năm kể từ khi thành lập, trên toàn thị xã đóng mới 79 tàu, trong đó 41 tàu theo Nghị định 67/CP của Chính phủ, đưa tổng số đội tàu đánh xa bờ lên gần 400 chiếc. Thị xã cũng thành lập 128 tổ đội khai thác hải sản xa bờ, vươn khơi bám biển dài ngày. Hiện tại, TX. Hoàng Mai là địa phương có tàu đánh bắt xa bờ lớn thứ 2 toàn tỉnh và đi đầu trong việc tham gia đánh bắt bảo vệ chủ quyền tại vùng biển Hoàng Sa khi hàng năm có trên 200 trăm lượt tàu thuyền đăng ký đánh bắt và bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại vùng biển Hoàng Sa. Sản lượng đánh bắt năm 2019 đạt gần 50 ngàn tấn, tăng 2,2 lần so với năm 2013.

Tiếp tục chiến lược phát triển kinh tế biển
Để kinh tế biển có được chuyển biến tích cực đó, từ năm 2014, ngay khi thành lập, thị xã Hoàng Mai đã ban hành Đề án phát triển kinh tế biển giai đoạn 2014 - 2015 và tính đến năm 2020. Tiếp đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã, nhiệm kỳ 2015 - 2020 tiếp tục xác định kinh tế biển là một trong những trọng tâm ưu tiên đầu tư.
Trên cơ sở đề án và chỉ đạo của thị xã, các phòng, ban và địa phương đã xây dựng kế hoạch và chương trình trọng tâm triển khai. Sau 6 năm, thị xã đã huy động, lồng ghép khoảng 150 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp cảng cá Lạch Cờn, mở 3 km đường từ đền Cờn ngoài đến cảng cá Quỳnh Phương, góp phần kết nối khu du lịch với cảng cá.


Đồng chí Hồ Sỹ Hoàng - Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Lập chia sẻ: Sau một thời gian phát triển đội tàu đánh bắt quá nóng, giờ là lúc xã Quỳnh Lập và thị xã phải nhìn lại, rà soát, cơ cấu lại bằng cách ổn định đội tàu không phát triển thêm để nghề cá phát triển bền vững hơn. Thống kê những năm gần đây cho thấy, mặc dù số phương tiện đánh bắt ngày càng nhiều và lớn hơn nhưng sản lượng và giá trị tăng không tương xứng. Đã vậy, do thu nhập thấp nên lao động nghề cá ngày càng giảm, ngư trường đánh bắt ngày càng bị thu hẹp (do thủ tục, giám sát) nên phải cơ cấu lại.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, trên cơ sở đánh giá 6 năm thực hiện Đề án kinh tế biển, thị xã Hoàng Mai đã có những định hướng cho bà con ngư dân.


Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt, để nâng cao giá trị đánh bắt, cần làm tốt khâu thu mua chế biến và bảo quản. Kể từ khi cảng cá Quỳnh Phương được nâng cấp, do tàu ra vào cập cảng thuận lợi nên nhiều hộ kinh doanh và doanh nghiệp đầu tư hàng chục tỷ đồng để lắp đặt kho đông công suất lớn (Bình quân 200 đến 250 tấn/kho) để thu mua hải sản, chế biến, cấp đông xuất khẩu nên giá trị tăng lên đáng kể.
Từ khóa:
Tin liên quan

Thị xã Hoàng Mai hướng tới đô thị du lịch biển

Ngư dân Nghệ An xuyên đêm bám biển đánh cá hố

Nghệ An khởi công dự án đường ven biển hơn 520 tỷ đồng

Cận cảnh nghề cạy hàu dưới nắng thiêu của phụ nữ làng biển
Các tin khác
-
Nghệ An: Kiểm tra, xử phạt 5 tàu cá vi phạm
-
Ẩn họa từ việc biến lòng đường thành nơi phơi lúa
-
TTG Holdings - Hành trình cùng khát vọng
-
Nâng giá trị hải sản sau khai thác: Bài 1 - Khó khăn chồng lên khó khăn
-
Công bố số liệu tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính tỉnh Nghệ An năm 2021
-
Nghệ An tham gia Hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên - Gia Lai
-
Khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong quý IV
-
Người dân đô thị 'đổ xô' tìm dự án xanh
-
Quế Phong: Huy động lực lượng gặt lúa giúp dân chạy lụt
-
Petrolimex Nghệ An trao thưởng Chương trình khuyến mại 'Thanh toán thông minh – Lợi ích đồng hành'
-
Hàng nghìn mét vuông đất vàng để hoang tại trung tâm huyện Nam Đàn
-
Sống sang trọng, sành điệu như cư dân T&T Victoria