Clip: Đào Thọ Từ hơn 7 năm nay, khu vực núi Huồi Phẩy của xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) nằm cách trục Quốc lộ 7 khoảng 3 km được người dân bản Hòa Sơn chọn làm nơi trồng rau sạch và các loại cây ăn quả như dứa, chuối, mít, đu đủ… Với tổng diện tích hơn 10ha, vùng rau này đã giúp nhiều hộ gia đình ở đây có thu nhập ổn định và thoát nghèo. Ảnh: Đào Thọ Theo ông Lương Văn Hoàng, gia đình ông có khoảng 1,5ha đất trồng rau và các loại cây ăn quả ở núi Huồi Phẩy. Các loại rau được trồng theo mùa vụ để lấy ngắn nuôi dài nhưng mỗi ngày cũng cho thu nhập ít nhất 500 nghìn đồng. Còn hơn 7.000 gốc dứa đang phát triển đến khoảng tháng 5/2024 sẽ cho thu hoạch có thể thu về khoảng 200 triệu đồng. “Trong 6 tháng đầu năm từ vườn rau này gia đình tôi đã có 160 triệu đồng. Hết mùa vụ này ước tính cũng được trên 300 triệu. Nếu chịu khó thì lãi hơn nhiều so với đi làm thuê và trồng lúa”. Ảnh: Đào Thọ Ông Lô Văn Thêm – tổ trưởng tổ làm vườn bản Hoà Sơn cho biết: Ban đầu có khoảng 6 hộ đến sản xuất, sau này thêm một số hộ nữa tạo nên mô hình trồng rau sạch của bản Hòa Sơn. Các loại rau ở đây thu hoạch đem xuống thị trấn Mường Xén đều được thương lái thu mua hết, nếu muốn giá cao hơn thì đem đến các chợ để bán. Ảnh: Đào Thọ Trên diện tích của các khoảng đồi ở Huồi Phẩy, người dân trồng đủ các loại rau, củ, quả. Nhờ khí hậu thuận lợi, đất đai thích hợp nên cây trồng phát triển tốt. Các loại rau như cải bắp, súp lơ, cải địa phương, dưa chuột, đậu, cà chua múi… mang lại thu nhập hàng ngày cho người dân. Hiện tại, nhiều hộ đang tích cực trồng mới các loại rau khác để kịp phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: Đào Thọ “Các hộ ở đây đều phải cam kết vào bản quy ước chung là không được sử dụng chất kích thích và thuốc trừ sâu trong quá trình trồng rau. Nếu bị phát hiện sẽ phải chịu phạt theo quy định” – ông Lô Văn Thêm chia sẻ. Trong ảnh: Người dân diệt sâu bọ bằng cách bắt thủ công. Ảnh: Đào Thọ Hiện tại, hầu hết các hộ gia đình ở đây đều lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động để chăm sóc vườn rau của mình. Ảnh: Đào Thọ Sau thu hoạch, người dân tận dụng số rau bị thải ra để làm thức ăn chăn nuôi. Nhờ cách xoay vòng này nhiều hộ đã phát triển cả chăn nuôi bò, lợn, gà cho thu nhập cao. Ảnh: Đào Thọ Tuy nhiên, mỗi lần mang rau quả xuống núi đối với các hộ dân nơi đây cũng khá vất vả bởi đường nhỏ và dốc đứng. Theo tìm hiểu, các cấp chính quyền huyện Kỳ Sơn đang có định hướng mở rộng diện tích trồng và mở đường đến khu sản xuất để người dân có thể phát triển hơn nữa mô hình này. Ảnh: Đào Thọ
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO