Lý do nhiều bang ở Mỹ tiến hành bầu cử sớm

Bang Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Các trung tâm bỏ phiếu tại 4 bang của Mỹ gồm Minnesota, Virginia, Nam Dakota và Wyoming đã mở cửa vào ngày 18/9, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.
Các cử tri có thể lựa chọn phương thức bỏ phiếu bằng hình thức trực tiếp hoặc qua bưu điện trước ngày bầu cử 3/11. Đối với những người không sẵn sàng hoặc không thể bỏ phiếu trực tiếp, những lá phiếu vắng mặt sẽ được gửi đến cho họ theo yêu cầu.
Đối với những cử tri chọn hình thức bỏ phiếu qua bưu điện sẽ phải yêu cầu được cấp 1 lá phiếu qua hòm thư trước ngày 23/10.
Thời gian và địa điểm bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp sẽ diễn ra tại nhiều điểm, với những khu vực, trong đó thành phố Alexandria của bang Virginia đang lên kế hoạch mở rộng các điểm bỏ phiếu và tăng thời gian để tránh việc tập trung đông các cử tri, có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Đài NBC News dẫn lời thành viên của Hội đồng thành phố Alexandria, ông John Chapman nêu rõ: “Hãy lập kế hoạch bỏ phiếu của bạn. Hãy lên kế hoạch thời điểm bạn muốn đi bỏ phiếu khi bạn cho rằng sẽ có ít cử tri đi bỏ phiếu. Lý do chúng tôi mở rộng thời gian và cơ hội bỏ phiếu là để đảm bảo rằng mọi người không phải xếp hàng chờ đợi."
Thống đốc bang Virginia Ralph Northam ngày 15/9 đã nỗ lực tái bảo đảm với các cử tri rằng hình thức bỏ phiếu qua đường bưu điện là an toàn và nhấn mạnh bang Virginia đã triển khai hàng loạt biện pháp để ưu tiên cho “các cuộc bầu cử tự do và công bằng".
Các cuộc bầu cử sớm sẽ bắt đầu tại các bang Michigan, New Jersey, Vermont, Illinois và Nam Carolina trước cuối tháng Chín. Hơn 35 bang khác sẽ bỏ phiếu theo hình thức trực tiếp từ khoảng 5-30 ngày trước ngày bầu cử 3/11./.
Từ khóa:
TIN TỨC MỚI NHẤT Quốc tế

Trung Quốc dự kiến tăng 6,8% chi phí quốc phòng trong năm 2021, đạt mức cao thứ hai thế giới

Cecilia Rouse - trợ thủ kinh tế đắc lực của Tổng thống Biden

Nga sẵn sàng hợp tác tìm giải pháp hòa bình cho tình hình ở Myanmar

Giải mã đòn phối hợp trừng phạt của Mỹ, EU nhằm vào Nga

Đức sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông, Mỹ lên tiếng ủng hộ

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị tuyên án: Phán quyết đi vào sử sách

Mỹ từ chối chia sẻ vắc- xin Covid-19 với các nước khác
