Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển

0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Sau mỗi đêm đánh bắt ruốc biển bằng bè mảng, ngư dân Diễn Châu (Nghệ An) mang về hàng tạ sản phẩm, thu lãi tiền triệu. Ruốc biển được thương lái thu mua nhập cho các cơ sở chế biến, hoặc phơi khô.
Clip: Xuân Hoàng
Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 1
Từ sáng sớm của ngày 9/2, bà con ngư dân các xã: Diễn Thành, Diễn Kim, Diễn Bích, Diễn Hải... (Diễn Châu) đã điều khiển bè mảng cập bờ biển, mang theo nhiều sản phẩm là ruốc biển. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 2

Ông Nguyễn Văn Cát ở xã Diễn Thành cho biết, thời điểm này là cuối mùa của ruốc biển. Tuy nhiên những ngày này thời tiết thuận lợi nên sản lượng được nhiều, sau mỗi đêm đánh bắt, một bè mảng mang về từ 2 - 3 tạ ruốc tươi, thu về trên 2 triệu đồng. Ảnh: Xuân Hoàng

Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 3
Mỗi khi có bè mảng vào đến bờ là thương lái đặt hàng thu mua, sau đó hỗ trợ ngư dân vận chuyển ruốc biển lên bờ. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 4
Hiện tại ruốc biển có giá từ 6.000 - 8.000 đồng/kg. Mỗi bè mảng đánh bắt được từ 2 - 3 tạ, trừ chi phí còn lãi tiền triệu. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 5
Ruốc biển được đánh bắt trong đêm nên tươi ngon và được các cơ sở chế biến ngay. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 6
Bà con ngư dân cho hay, đối với nghề đánh bắt bằng bè mảng, thời gian đánh bắt trên biển của mỗi chuyến chỉ trong đêm, nên chi phí không lớn, do vậy nếu thu nhập trên dưới 1,5 triệu đồng/chuyến là có lãi. Ảnh: Xuân Hoàng
Ngư dân Diễn Châu vào mùa đánh bắt ruốc biển ảnh 7
Huyện Diễn Châu hiện có khoảng 300 bè mảng, dọc các xã: Diễn Thành, Diễn Kim, Diễn Hải... quanh năm bà con sử dụng phương tiện này để đánh bắt ruốc biển, cá trích, sứa... Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Diễn Châu cho biết, sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của huyện được trên 50 nghìn tấn, trong đó sản phẩm ruốc biển khoảng trên 3 nghìn tấn. Ruốc biển được các cơ sở chế biến hải sản thu mua để sản xuất ruốc, hoặc phơi khô. Ảnh: Xuân Hoàng
Ruốc, moi, tép biển là tên gọi của một loại động vật giáp xác mười chân sống ở vùng nước ven bờ biển. Hình dạng như con tôm nhỏ, chỉ khoảng 4 mm – 10 mm. Ruốc biển thường có hai màu. Ruốc sống ở vùng biển có độ mặn cao, có màu đỏ hồng. Tập trung ở miền Trung và miền Bắc. Ở vùng biển có độ mặn thấp hơn, như biển Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, ruốc có màu trắng hồng.

Con ruốc có nhiều các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là protein. Dễ hấp thu nên đây là loại thực phẩm được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.Người ốm, bà bầu và đặc biệt là trẻ em được khuyến khích ăn ruốc! Vì hàm lượng dinh dưỡng cao và lành.

Tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/6

(Baonghean.vn) - Phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam; Hơn 3.000 thanh niên tình nguyện Nghệ An sẵn sàng tiếp sức sĩ tử vào lớp 10… là những thông tin nổi bật ngày 4/6.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam tại Cửa Lò

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dự Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam tại Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Sáng 4/6, tại thị xã Cửa Lò, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam; Tháng hành động Vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023.
Nghệ An tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án 06

Nghệ An tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án 06

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An...
Áo dài ngũ thân

Điểm tuần: Áo dài ngũ thân

(Baonghean.vn) - Người xưa có câu: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”, xưa nay trang phục là một phần vô cùng quan trọng của cuộc sống. Trang phục là tấm gương phản chiếu hoàn cảnh, thái độ và văn hóa của mỗi một con người nói riêng và cộng đồng nói chung.