Người dân vùng biên Nghệ An với nỗi lo bị cô lập vào mùa mưa lũ

Quang An - Xuân Hoàng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mùa mưa lũ đang đến gần, đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng biên Kỳ Sơn (Nghệ An) đang nơm nớp nỗi lo khi nhiều khu vực ách yếu chưa có cầu vượt lũ qua khe, suối chảy xiết...

Na Nhu là bản xa nhất của xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn; có 73 hộ dân đồng bào Khơ Mú sinh sống. Cuộc sống đồng bào còn nhiều khó khăn, vất vả vì ở xa trung tâm xã, địa hình hiểm trở. Đặc biệt, nơi đây có khe Nhu chảy xiết quanh năm, mỗi mùa mưa lũ về, 3 cụm bản tại bản Na Nhu bị chia cắt hoàn toàn, bà con luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì có thể bị lũ bất ngờ cuốn trôi.

Khe Nhu chảy qua bản Na Nhu, xã Tà Cạ. Mỗi khi mùa mưa lũ về, nước dâng cao chia cắt toàn bộ các hộ dân. Ảnh: Quang An

Khe Nhu chảy qua bản Na Nhu, xã Tà Cạ. Mỗi khi mùa mưa lũ về, nước dâng cao chia cắt toàn bộ các hộ dân. Ảnh: Quang An

Anh Cụt Văn Kỳ, bản Na Nhu, xã Tà Cạ cho biết: "Người dân nơi đây khổ lắm, mỗi mùa mưa lũ là các hộ bị cô lập, nhiều đồ đạc, cây trồng, vật nuôi trôi theo dòng lũ. Trước đây, chúng tôi đã làm những cầu tạm bằng gỗ, tre, để bắc qua khe Nhu, tuy nhiên, năm nào cầu cũng bị cuốn trôi cả rồi...".

Ông La Pa Vin - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ cho biết: "Bản Na Nhu có tổng số 73 hộ dân, trong đó có 3 cụm bản với 25 hộ thường xuyên bị chia cắt mỗi khi mưa lũ về vì khe Nhu nước dâng lên cao, chảy xiết. Khi nước lũ dâng cao, cuộc sống của người dân hoàn toàn bị cô lập, công tác cứu trợ hàng năm cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, kinh phí xây dựng cầu quá lớn, xã không đủ khả năng nên đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để xin hỗ trợ, đến nay vẫn chưa có cầu cho người dân đi lại an toàn...".

Người dân bản Na Nhu, xã Tà Cạ lội khe, suối hàng ngày vì chưa có cầu dân sinh. Ảnh: Quang An

Người dân bản Na Nhu, xã Tà Cạ lội khe, suối hàng ngày vì chưa có cầu dân sinh. Ảnh: Quang An

Xã Mỹ Lý là một trong những địa phương xa nhất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tiếp giáp với nước bạn Lào. Nơi đây có địa hình hiểm trở, độ dốc cao với chằng chịt khe suối. Theo khảo sát, tại xã Mỹ Lý còn 3 điểm ách yếu tại 3 bản, đều là những nơi thường xuyên bị cô lập khi mùa mưa lũ về nhưng chưa có cầu dân sinh cho người dân.

Ông Lương Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý cho biết: Trên địa bàn xã có khe Cha Nga chảy qua bản Cha Nga, khe Nhọt Lợt chảy qua bản Nhọt Lợt và khe Tuộc chảy qua bản Hòa Lý với tổng số trên 300 hộ dân Thái và Mông sinh sống. Đây là những bản sát với nước bạn Lào, đời sống vốn dĩ đã khó khăn, mùa mưa lũ thì càng thêm vất vả. Tại bản Cha Nga và Nhọt Lợt, người dân buộc phải làm cầu gỗ tạm, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời vì cầu có thể bị cuốn đi bất cứ lúc nào. Riêng bản Hòa Lý bà con vẫn phải lội suối hàng ngày vì chưa có cầu.

Thực tế, không chỉ xã Tà Cạ, Mỹ Lý mà trên địa bàn huyện Kỳ Sơn còn rất nhiều điểm ách yếu trước mùa mưa lũ. Toàn huyện Kỳ Sơn chỉ có 1% đất bằng trong tổng diện tích tự nhiên, còn lại là đất đồi núi có độ dốc trên 30°. Đặc biệt có 11 xã biên giới, 172 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đây là những địa bàn phân bố rộng, có hệ thống khe, suối dày đặc, dốc đứng, hạ tầng giao thông còn thô sơ, mùa mưa lũ về thường sạt lở, cuốn trôi người và cây trồng, vật nuôi, hàng hóa...

Ông Nguyễn Văn Long Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kỳ Sơn cho biết: Trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều đồng bào vùng cao thường xuyên chịu cảnh trèo đèo, lội suối để sản xuất, các cháu học sinh vượt khe, suối đến trường. Đặc biệt, cứ vào mùa mưa lũ nước từ các khe suối dâng cao, chảy xiết gây ra những tai nạn đuối nước thương tâm. Trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã tăng cường kết nối các đơn vị và đã được đầu tư, hỗ trợ 11 cây cầu dân sinh tại các bản vùng sâu, vùng xa, thường xuyên bị lũ lụt với tổng số vốn trên 4,5 tỷ đồng.

Khe Nậm Xốc, bản Huồi Xui, xã Keng Đu. Ảnh: P.V

Khe Nậm Xốc, bản Huồi Xui, xã Keng Đu. Ảnh: P.V

Mặc dù vậy, theo khảo sát, hiện trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều điểm cấp bách cần được quan tâm, hỗ trợ, xây dựng cầu dân sinh để giúp đồng bào vùng cao an tâm sinh sống, ổn định sản xuất; các cháu học sinh được đến trường an toàn trong mùa mưa lũ sắp tới.

tin mới

Nhộn nhịp mùa vớt 'lộc trời' ngoài đê sông Lam

Nhộn nhịp mùa vớt 'lộc trời' ngoài đê sông Lam

(Baonghean.vn)- Mỗi mùa con nước thuỷ triều lên, “đồng rươi” Châu Nhân (Hưng Nguyên) lại nhộn nhịp người dân ra đồng. Mùa rươi rộ từ đầu tháng 10 âm lịch. Như một sự bù đắp cho những nhọc nhằn, vất vả mùa lũ, mỗi vụ rươi, bà con vùng lụt ngoài đê sông Lam vớt được tầm 5 tấn "lộc trời”.

Thương mại carbon: Cơ hội và thách thức

Thương mại carbon: Cơ hội và thách thức

(Baonghean.vn)- Toàn nhân loại đang cần một trái đất sạch, luôn trong xanh để đảm bảo tương lai bền vững. Thương mại carbon là giải pháp duy nhất hữu hiệu, vì giải pháp này gắn được với cơ chế tài chính hiệu quả. Tuy vậy, giải pháp này cũng đứng trước những thách thức vô cùng lớn.

'Vựa' rau lớn nhất Nghệ An hối hả vào vụ Tết

'Vựa' rau lớn nhất Nghệ An hối hả vào vụ Tết

(Baonghean.vn) - Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân vùng rau lớn nhất Nghệ An đang tập trung ra đồng chăm sóc rau màu vụ đông để chuẩn bị cung ứng hàng cho dịp tết. Những cánh đồng rau su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt… xanh mơn mởn, tốt tươi hứa hẹn một mùa bội thu.

Phối hợp liên ngành tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác vi phạm IUU

Nghệ An triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý tàu cá

(Baonghean.vn)- Sau chuyến kiểm tra gỡ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam vào tháng 10/2023, Ủy ban châu Âu đã có phản hồi chưa gỡ được thẻ vàng và sẽ kiểm tra vào tháng 5/2024. Theo Ban chỉ đạo IUU Quốc gia, hiện nay việc chống khai thác IUU không chỉ gỡ thẻ vàng mà vì tương lai nghề cá Việt Nam.

Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài hoàn thành vào quý 1/2024 sẽ nâng tầm hạ tầng thành phố Vinh

Đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài hoàn thành vào quý 1/2024 sẽ nâng tầm hạ tầng thành phố Vinh

(Baonghean.vn) - Ông Nguyễn Sỹ Diệu - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh khẳng định, đầu năm 2024 sẽ hoàn thành công tác GPMB đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài để nhà thầu thi công đoạn đường còn lại và hoàn thành thông tuyến ngay trong quý I/2024. Dự kiến sẽ triển khai giai đoạn 2 vào cuối quý II/2024.