Pháp - Ấn Độ đàm phán về thương vụ máy bay chiến đấu cơ Rafale

(Baonghean.vn) - Hôm nay (25/1), các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo hai nước Pháp và Ấn Độ sẽ chính thức bắt đầu, trong đó trọng tâm là thương vụ máy bay chiến đấu trị giá hàng tỷ USD.

Tổng thống Pháp Francois Hollande  và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Mod trong cuộc gặp hôm 24/1. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Mod trong cuộc gặp hôm 24/1. Ảnh: Reuters.

Ngày 24/1, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới thành phố Chandigarh, miền Bắc Ấn Độ, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến cường quốc châu Á này. Mục tiêu của chuyến thăm là hai nước đạt được một thỏa thuận hợp tác về quốc phòng, đồng thời thúc đẩy các thỏa thuận năng lượng hạt nhân và năng lượng mặt trời, bao gồm cả kế hoạch xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân của Pháp ở miền tây Ấn Độ.

Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết chính phủ của ông đang cân nhắc một thỏa thuận với New Delhi trong thương vụ máy bay chiến đấu cơ Rafale, vốn bị kéo dài do hai bên chưa thống nhất được về giá cả cũng như các vấn đề liên quan khác.

Trong chuyến thăm Paris hồi tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thông báo nước này muốn mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp để thay thế các máy bay phản lực cũ của không quân Ấn Độ.  

Thủ tướng Narendra Modi đang cố gắng thu hút sự đầu tư từ các doanh nghiệp của Pháp, trao đổi công nghệ trong quốc phòng và các lĩnh vực khác nhằm nỗ lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp và xây dựng các cơ sở sản xuất trong nước. Ấn Độ cũng đang tìm kiếm đầu tư từ Pháp để nâng cấp hệ thống đường sắt, đường thủy và hệ thống giao thông công cộng quy hoạch cho 50 thành phố.

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Thủ tướng Modi và Tổng thống Hollande cho biết hai nước sẽ hợp tác với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố và lên kế hoạch để đẩy mạnh hợp tác toàn diện, bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng.

Ngày 26/1, Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ là khách mời danh dự tại lễ diễu binh nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Cộng hòa của Ấn Độ, một dấu hiệu cho thấy sự củng cố trong mối quan hệ chính trị và thương mại giữa hai nước.

Phương Thảo

(Theo Reuters)

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.