Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, từng bước đưa Kỳ Sơn giảm nghèo nhanh và bền vững

(Baonghean.vn) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Kỳ Sơn.

Sáng 12/6, huyện Kỳ Sơn tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III, năm 2019. 

Tham dự đại hội có các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Noọng Hét (tỉnh Xiềng Khoảng, nước CHDCND Lào); lãnh đạo huyện Kỳ Sơn và 150 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Tham dự đại hội có các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Noọng Hét (tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào); lãnh đạo huyện Kỳ Sơn và 150 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Ảnh: Công Kiên

Đời sống từng bước khởi sắc

Những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội huyện biên giới Kỳ Sơn đã bắt đầu khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2014-2019) đạt 6,87%; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 21 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo từng năm, năm 2015 tỷ lệ này là 65,57%, đến năm 2018 giảm xuống còn 50,9%.

a
Đại biểu tham quan gian trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ của địa phương. Ảnh: Công Kiên

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, bước đầu hình thành các vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển, sản phẩm dệt thổ cẩm của bà con dân tộc Thái được xuất khẩu sang các nước.

Cơ sở hạ tầng thương mại tiếp tục được xây dựng, hệ thống chợ dân sinh, cơ sở kinh doanh phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất và đời sống, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được phân phối rộng khắp đến tận các xã vùng sâu, vùng xa.

Đời sống bà con người Mông bản Tằng Phăn, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) đang từng bước được nâng lên. Ảnh: Hồ Phương
Đời sống bà con người Thái bản Tằng Phăn, xã Na Ngoi (Kỳ Sơn) đang từng bước được nâng lên. Ảnh: Hồ Phương

Đến nay, toàn huyện có 8.317/16.031 hộ được công nhận Gia đình văn hóa (đạt 51,88%) và 105/193 bản được công nhận Làng văn hóa (đạt 54,4%). Công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có những bước tiến đáng kể, trang phục truyền thống, tiếng nói, các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ cổ truyền của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ.

Công tác giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS được quan tâm, mạng lưới trường lớp các bậc học được duy trì tốt. Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm thực hiện, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, các chương trình y tế Quốc gia được triển khai đầy đủ, kịp thời.

Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi với các đại biểu bên lề đại hội. Ảnh: Công Kiên

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được quan tâm từ khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến bố trí sử dụng, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ có năng lực. Tính đến năm 2019, cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn thạc sĩ 03 người; đại học 275 người; cao đẳng 29 người; trung cấp 139 người; trình độ lý luận chính trị cao cấp 40 người; trung cấp 699 người...

Giai đoạn 2019 – 2024, huyện Kỳ Sơn đặt mục tiêu khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về nông - lâm nghiệp; tiếp tục xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống của người dân trong vùng so với mức bình quân chung của tỉnh; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân...

Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

Tại đại hội, các đại biểu tham gia thảo luận về các vấn đề phát huy vai trò của MTTQ trong tập hợp, đoàn kết các dân tộc; đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự; nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; vai trò của người có uy tín trong cộng đồng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

Đồng chí Lê Hồng Vinh yêu cầu  cầu các cấp, các ngành của huyện Kỳ Sơn sớm tìm ra giải pháp để khắc phục khó khăn, tiếp tục nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Ảnh: Công Kiên
Đồng chí Lê Hồng Vinh yêu cầu các cấp, các ngành của huyện Kỳ Sơn sớm tìm ra giải pháp để khắc phục khó khăn, tiếp tục nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Ảnh: Công Kiên
Phát biểu chỉ đạo đại hội, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đã đạt được. Đồng thời, yêu cầu các cấp, các ngành của huyện sớm tìm ra các giải pháp để khắc phục khó khăn, tiếp tục nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trao kỷ niệm chương cho các cá nhân. Ảnh: Công Kiên
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trao Kỷ niệm chương cho các cá nhân. Ảnh: Công Kiên
 
Đồng chí Lương Thanh Hải - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc trao tặng Giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc. Ảnh: Công Kiên
Trao tặng Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc. Ảnh: Công Kiên

Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh công tác bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả. Thực hiện tốt công tác tư tưởng, phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, từng bước giảm nghèo nhanh và bền vững…

Dịp này, đại hội bầu 35 đại biểu chính thức, 2 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ III. Đồng thời, 13 cá nhân được Ủy ban Dân tộc Trung ương tặng Kỷ niệm chương Vì sự phát triển các dân tộc; 2 tập thể, 15 cá nhân được Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen và 10 tập thể, 25 cá nhân được nhận Giấy khen UBND huyện vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chính sách dân tộc.

Kỳ Sơn là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 209.484 ha (chiếm 12,69% toàn tỉnh); có 203,409 km đường biên tiếp giáp với 4 huyện và 3 tỉnh của nước bạn Lào. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới; có 193 khối, bản, trong đó có 172 bản đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện là 78.860 người (tính đến tháng 2 năm 2019) với tổng số hộ là 16.031 hộ. Huyện Kỳ Sơn có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: dân tộc Khơ Mú có 28.670 người (chiếm 36,4%); dân tộc Mông có 26.348 người (chiếm 33,4%); dân tộc Thái có 20.586 người (chiếm 26,1%); còn lại là dân tộc Kinh và Hoa.
Kỳ Sơn là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có diện tích tự nhiên 209.484 ha (chiếm 12,69% toàn tỉnh); có 203,409 km đường biên tiếp giáp với 4 huyện và 3 tỉnh của nước bạn Lào. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, trong đó có 11 xã biên giới; có 193 khối, bản, trong đó có 172 bản đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện là 78.860 người (tính đến tháng 2 năm 2019) với tổng số hộ là 16.031 hộ. Huyện Kỳ Sơn có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: dân tộc Khơ mú có 28.670 người (chiếm 36,4%); dân tộc Mông có 26.348 người (chiếm 33,4%); dân tộc Thái có 20.586 người (chiếm 26,1%); còn lại là dân tộc Kinh và Hoa. Ảnh: Google Maps

tin mới

Thảo luận 10 chuyên đề quan trọng sau phiên mạc phiên thứ nhất Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An tích cực tham gia các hoạt động tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(Baonghean.vn) - Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có sự tham dự của 1.095 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của 11 triệu đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước. Đoàn đại biểu Nghệ An gồm 14 thành viên, do Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bàn giao bếp ăn bán trú và tặng học bổng cho học sinh ở Anh Sơn

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam bàn giao bếp ăn bán trú và tặng học bổng cho học sinh ở Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Thực hiện Chương trình "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật", chiều 30/11, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An và huyện Anh Sơn tổ chức bàn giao công trình bếp ăn bán trú cho điểm trường Trà Lân (trường Tiểu học Phúc Sơn, huyện Anh Sơn).

Tà Cạ

Hội đồng nhân dân tỉnh khảo sát chất lượng nguồn nhân lực, tình trạng trẻ em có bố mẹ đi làm ăn xa tại Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/11, đoàn công tác Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức khảo sát về hiệu quả công tác quản lý nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và những tác động ảnh hưởng đến trẻ em khi cha mẹ đi làm ăn xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn. 

Prudential Việt Nam

Prudential Việt Nam lần đầu ra mắt mô hình 'Shop bảo hiểm đồng giá' với mức phí chỉ từ 2.000 đồng/tháng

(Baonghean.vn) - Ngày 29/11, Prudential Việt Nam (Prudential) tiếp tục mở rộng tệp sản phẩm bảo hiểm trực tuyến với PRU-NĂNG ĐỘNG, với mô hình hoàn toàn mới - “Shop bảo hiểm đồng giá”, giúp khách hàng linh hoạt lựa chọn và cá nhân hóa các phương án bảo vệ phù hợp với nhu cầu của mình.

Chương trình văn nghệ chào mừng buổi lễ. Ảnh: Thành Chung

Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS

(Baonghean.vn) - Tại buổi lễ, Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Nghệ An đã phát lời kêu gọi các ban, ngành, đoàn thể,  đơn vị, tổ chức cộng đồng tăng cường sáng tạo, tiếp cận giải pháp mới và phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Tin buồn

TIN BUỒN

(Baonghean.vn) - Thị ủy-Hội đồng Nhân dân-Ủy ban Nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Cái khó của bà đỡ ở vùng cao xứ Nghệ

Cái khó của bà đỡ ở vùng cao xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Ở những huyện vùng cao Nghệ An, có một cái nghề tưởng chừng như đã không còn, đó là những phụ nữ chuyên đi đỡ đẻ. Dù không có bất cứ một khoản chi phí nào từ việc đỡ đẻ, nhưng khi được gọi, các chị lại lên đường.

Chuyện nghề dạy lái ô tô

Chuyện nghề dạy lái ô tô

(Baonghean.vn) - “Lái xe là đặt một chân vào ranh giới sinh tử cho mình và người khác” - đây là quan điểm của rất nhiều giáo viên dạy lái. 

Nhiều thông điệp ý nghĩa từ cán bộ, nhân viên Tập đoàn TH đã được chia sẻ tại sự kiện như: Mọi người đều được bình đẳng về quyền và cơ hội. Ảnh: Đình Tuyên.

Thông điệp từ ngày hội ‘Tô cam cùng TH’

(Baonghean.vn) - Đúng vào ngày 25/11 - Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ, Tập đoàn TH, Quỹ Vì tầm vóc Việt, Viện Phát triển sức khoẻ cộng đồng ánh sáng phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ  tổ chức sự kiện truyền thông "Tô cam cùng TH 2023".