Quan hệ Italy-Ai Cập căng thẳng sau một cái chết bất thường

Quan hệ Italy và Ai Cập đang trở nên xấu đi sau khi một công dân Italy chết ở Cairo (Ai Cập), trong một hoàn cảnh mà các quan chức ngoại giao nước này mô tả là "đáng ngờ" và "thiếu sự giải thích rõ ràng" từ phía nhà chức trách địa phương.
 

Giulio Regeni. (Nguồn: theguardian.com)
Giulio Regeni. (Nguồn: theguardian.com)

Hôm 8/2, ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni đã lên tiếng kêu gọi Ai Cập phải đưa ra ánh sáng những kẻ thủ phạm liên quan đến cái chết của Giulio Regeni, 28 tuổi, đang học tiến sỹ ở Ai Cập.

"Chúng tôi muốn những kẻ đó phải bị trừng trị theo đúng pháp luật. Ai Cập là một đối tác chiến lược của Italy tại Trung Đông và có vai trò then chốt trong sự ổn định của khu vực, nhưng Italy có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình" - ông Gentiloni nói.

Tuần trước, xác của Regeni đã được tìm thấy trong mộ hố ở ngoại ô Cairo, gần hai tuần sau khi mất tích. Cuối tuần trước, xác của người thanh niên này đã được đưa về Rome.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, Regeni chết vì bị đánh nhiều lần vào đầu và cổ và có những dấu hiệu bị tra tấn trong nhiều giờ đồng hồ.

Các chi tiết này đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận và chính giới Italy, khi họ cho rằng, nhà chức trách Ai Cập đã bưng bít sự thật.

Một nhóm gồm 7 điều tra viên Italy đã tới Cairo để tiến hành làm rõ về cái chết đang gây chấn động Italy này.

Một số nhân chứng nói rằng, Regeni, đang theo học trường Đại học Mỹ ở Cairo và là cộng tác viên cho một số tờ báo Italy về các vấn đề liên quan đến tình hình dân chủ, nhân quyền và các phong trào nghiệp đoàn, đã bị cảnh sát bắt đi mà không có một lời giải thích nào.

Cảnh sát Ai Cập cho đến nay vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào về sự cố này, trong khi Tổng thống Ai Cập Al Sisi đã hứa với Thủ tướng Italy Matteo Renzi về việc sẽ điều tra đến cùng vụ này.

Một số tờ báo Italy đã viết rằng, Regeni chết dưới tay của cảnh sát, do hoạt động của anh trong thời gian qua trong các phong trào công đoàn và nhân quyền ở Ai Cập, cũng như các bài viết về tình hình dân chủ tại nước này.

Chính phủ Ai Cập đã bác bỏ các cáo buộc này.

Theo VIETNAM+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.