Đề nghị bất ngờ của Kim Jong-un

Chính quyền Kim Jong-un có thể sẽ thiết lập hòa bình với những nước mà họ vẫn coi là kẻ thù xấu xa nhất của Triều Tiên.

Theo hãng thông tấn Nga Sputnik, các nhà ngoại giao cấp cao của Triều Tiên và các cựu quan chức Mỹ đã gặp nhau hai ngày cuối tuần qua ở Malaysia. Tin cho biết, chính quyền Kim Jong-un đang cân nhắc từ bỏ kho hạt nhân để thiết lập hòa bình với Mỹ và Hàn Quốc.

Triều Tiên, Kim Jong-un, Mỹ, hạt nhân, hòa bình, hiệp ước hòa bình, đề nghị, bất ngờ
Ảnh: Reuters

Có đồn đoán rằng một hiệp ước hòa bình có thể sẽ ra đời trong nỗ lực tái thiết lập các mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia đối địch.

Phía Triều Tiên cử Thứ trưởng Ngoại giao Han Song-ryol và Phó đại sứ nước này tại Liên Hợp Quốc Jang Il-hun tới cuộc gặp. Phía Mỹ có 4 cựu quan chức, trong đó có Robert Gallucci, người từng tham gia đàm phán một thỏa thuận Bình Nhưỡng dừng chương trình hạt nhân năm 1994.

Leon Sigal, Giám đốc Dự án An ninh Hợp tác Đông Bắc Á thuộc Hội đồng Nghiên cứu Khoa học xã hội, cũng có mặt. Ông tiết lộ với các phóng viên rằng Triều Tiên muốn hai bên bắt đầu bàn bạc về một "hiệp ước hòa bình" - mà có thể dẫn tới việc nước này "đóng băng chương trình hạt nhân".

Khi được hỏi liệu Mỹ có đưa ra cho Triều Tiên một thỏa thuận để dừng chương trình hạt nhân của nước này, Leon Sigal cho biết thêm các cuộc đàm phán "đang tiến triển đầy hy vọng".

Các quan chức Mỹ tại cuộc họp đều có quan hệ với Hillary Clinton và Đảng Dân chủ.

Koh Yoo-hwan, giáo sư về các nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Dongguk, nói với Nhật báo Joongang của Hàn Quốc, rằng cuộc gặp cho thấy Triều Tiên hy vọng bà Clinton sẽ thắng cử chức Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Theo ông, chính quyền Kim Jong-un nhìn nhận bà Clinton là một người chủ trương hòa bình, tức là có thể không hành động quyết liệt đối với Triều Tiên.

Mỹ đã áp đặt cấm vận lên Triều Tiên từ năm 2006, vì nước này tiến hành một loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa. Các đòn trừng phạt đồng nghĩa với việc Triều Tiên có quan hệ thương mại rất hạn chế trên thị trường toàn cầu, khiến kinh tế nước này gặp khó khăn suốt một thập niên qua.

Theo Vietnamnet

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.