Sẽ xây trạm nghỉ ngắm cảnh và đường đi bộ, chụp ảnh dài 1,5km tại rừng săng lẻ ở Nghệ An

Thành Chung - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Sẽ có 1 trạm nghỉ chân ngắm cảnh và 1 con đường đi bộ tham quan, chụp ảnh dài 1,5km được xây dựng tại Khu rừng Săng Lẻ, xã Tam Đình, huyện Tương Dương.
Sáng 29/8, tại huyện Con Cuông, Hiệp hội Du lịch Nghệ An phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị kết nối, thúc đẩy du lịch cộng đồng huyện Con Cuông – Tương Dương.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, Quỹ Môi trường Toàn cầu; Sở Du lịch Nghệ An; Hiệp hội Du lịch Nghệ An; các sở, ban, ngành trong tỉnh; huyện Con Cuông, huyện Tương Dương; Vườn quốc gia Pù Mát; xã Môn Sơn (Con Cuông), Tam Đình (Tương Dương); các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Ra mắt Ban Điều hành dự án Phát triển du lịch sinh thái cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát. Ảnh: Thành Cường
Ra mắt Ban Điều hành dự án Phát triển du lịch sinh thái cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát. Ảnh: Thành Cường
Tại Hội nghị, Ban Điều hành Dự án “Phát triển du lịch sinh thái cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, gắn bảo vệ và phát triển rừng bền vững” được ra mắt và công bố các hoạt động.
Ông Dương Hoàng Vũ - Phó Giám đốc Sở Du lịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Nghệ An là trưởng ban điều hành.
Biểu diễn dân vũ của dân tộc Thái ở Con Cuông. Ảnh: Thành Cường
Biểu diễn dân vũ của dân tộc Thái ở Con Cuông. Ảnh: Thành Cường
Dự án phát triển du lịch sinh thái cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát do Hiệp hội Du lịch Nghệ An thực hiện, được Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (Quỹ Môi trường Toàn cầu) tài trợ với kinh phí 1,1 tỷ đồng /3,3 tỷ đồng.
Dự án thực hiện trên địa bàn 2 xã Môn Sơn (Con Cuông) và Tam Đình (Tương Dương) trong thời gian 2 năm (6/2019-6/2021).
Sở Du lịch tặng xe đạp cho các học sinh nghèo xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Ảnh: Thành Cường
Sở Du lịch tặng xe đạp cho các học sinh nghèo xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Ảnh: Thành Cường
Dự án gồm có 11 hoạt động, thực hiện các nội dung: truyền thông nâng cao kiến thức bảo vệ và phát triển rừng bền vững gắn với phát triển du lịch sinh thái cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát và xây dựng thành công 3 mô hình điểm phát triển du lịch sinh thái tại Khu rừng Săng Lẻ, bản Quang Thịnh và Khu Khe Cớ, bản Quang Phúc (xã Tam Đình), bản Xiềng (xã Môn Sơn) để phổ cập và nhân rộng.
Rừng săng lẻ Tương Dương thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Tư liệu.
Rừng săng lẻ Tương Dương thuộc xã Tam Đình, huyện Tương Dương điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Tư liệu.
Điểm nhấn mô hình điểm tại Khu rừng Săng Lẻ, Dự án sẽ xây dựng 1 trạm nghỉ chân ngắm cảnh cho du khách; xây dựng 1,5 km đường tham quan, chụp ảnh cho du khách đi bộ kết hợp tuần tra bảo vệ rừng trong Rừng Săng lẻ.
Ở mô hình bản Xiềng, Dự án tổ chức tập huấn cho người dân nghiệp vụ du lịch cộng đồng, phục vụ du khách; thí điểm trồng dâu nuôi tằm; bảo tồn và phát triển cây nhuộm màu tự nhiên trong rừng phục vụ cho hoạt động dệt thổ cẩm; hỗ trợ cải thiện nhà trưng bày và bán sản phẩm thổ cẩm.
Nghề dệt truyền thống Bản Xiềng. Ảnh Quang Dũng
Nghề dệt truyền thống Bản Xiềng. Ảnh Quang Dũng
Ở mô hình tại Khe Cớ, Dự án cũng tổ chức tập huấn cho người dân nghiệp vụ du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho các hộ làm du lịch; hỗ trợ bộ nhạc cụ cho câu lạc bộ dân ca Thái; xây dựng biển chỉ dẫn cho du khách vào tham quan.
Dự án cũng sẽ thiết lập quỹ vay vốn quay vòng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam, Quỹ Môi trường Toàn cầu tài trợ; kết nối du lịch tại 3 mô hình nói trên.
Lãnh đạo Vườn Quốc gia Pù Mát phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Cường
Lãnh đạo Vườn Quốc gia Pù Mát phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Cường
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo ngành du lịch Nghệ An, các doanh nghiệp du lịch và các huyện Con Cuông, Tương Dương đã có những ý kiến tham luận nêu giải pháp để kết nối và thức đẩy du lịch tại 2 địa phương này.
Các giải pháp  bao gồm: Xây dựng cơ chế quản lý, tổ chức quy hoạch, nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng; phát triển nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở hạ tầng; thu hút nhà đầu tư; tuyên truyền quảng bá, tăng sự kết nối giữa 2 huyện nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp với việc hình thành nên các tour – tuyến phù hợp.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.