Tổng giám đốc WTO từ chức: Khó khăn trong việc lựa chọn người kế nhiệm

Theo Đình Nam (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngày 31/8, ông Roberto Azevedo chính thức rời khỏi vị trí Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Giới chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh hiện nay, sẽ phải mất nhiều tháng nữa, WTO mới có thể đạt sự đồng thuận để tìm được người thay thế ông Roberto Azevedo.

Tổng giám đốc WTO từ chức: Khó khăn trong việc lựa chọn người kế nhiệm ảnh 1
Ông Roberto Azevedo. Ảnh: WTO.

Vào ngày 14/5 vừa qua, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, ông Roberto Azevedo, 62 tuổi, đã bất ngờ tuyên bố từ chức sau khi lãnh đạo cơ quan thương mại quốc tế có trụ sở tại Geneva này, từ năm 2013.

Người đứng đầu WTO khẳng định, quyết định từ chức là quyết định cá nhân của ông sau khi tham khảo ý kiến các thành viên gia đình, không liên quan đến vấn đề sức khỏe hay tham vọng chính trị. Quyết định cũng nằm trong lợi ích của WTO.

“23 năm cuộc đời, tôi cơ bản đã gắn bó với WTO. Tôi đã có nhiều khoảnh khắc hạnh phúc, song cũng đã có những thất vọng. Tuy nhiên, chưa 1 lần nào trong khoảng thời gian đó, tôi nghi ngờ vai trò của WTO trong việc cải thiện cuộc sống của mọi người dân trên khắp thế giới. Chúng tôi tự hào về điều đó. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tôi hi vọng Tổng Giám đốc mới sẽ thành công trong việc giải quyết tất cả các thách thức cũ và mới của WTO”, ông Roberto Azevedo nói.

Hôm nay (31/8) là ngày ông Roberto Azevedo chính thức rời nhiệm sở khi còn tới một năm nữa mới kết thúc nhiệm kỳ thứ hai, vốn theo quy định sẽ kéo dài trong 4 năm và kết thúc vào ngày 31/8/2021. Quá trình đăng ký ứng cử viên thay thế cho chức vụ này đã chính thức bắt đầu từ 8/6.

Một tháng sau đó, vào ngày 8/7, WTO xác nhận, đã có tổng cộng 8 ứng cử viên tham gia tranh “ghế nóng” của thể chế này, trong đó có nhiều gương mặt khá quen thuộc trên trường quốc tế như cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox, cựu Bộ trưởng Kinh tế Saudi Arabia Mohammed al-Tuwaijri, cựu Phó Tổng Giám đốc WTO người Mexico Jesus Seade Kuri hay Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee.

Dự kiến, quá trình bầu chọn lãnh đạo mới của Tổ chức Thương mại thế giới sẽ chính thức bắt đầu ngày 7/9 tới và có thể kéo dài trong 2 tháng, đến giữa tháng 11.

Theo giới phân tích, bất kỳ nhà lãnh đạo tương lai nào của WTO đều đứng trước nhiệm vụ khó khăn dẫn dắt tổ chức hiện đối mặt với một loạt cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, trong đó có các cuộc đàm phán thương mại đình trệ và nỗ lực làm giảm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Bên cạnh đó, WTO cũng phải hỗ trợ các quốc gia thành viên vượt qua cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Hiện WTO liên tục đối mặt với những chỉ trích gay gắt từ Mỹ - nước đã “vô hiệu hóa” cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, đồng thời cảnh báo sẽ rời khỏi tổ chức này. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng, lập trường cứng rắn của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình bổ nhiệm tân Tổng giám đốc của WTO, dẫn tới nguy cơ tổ chức này sẽ không có người đứng đầu trong tương lai gần.

Theo Giáo sư Manfred Elsig về quan hệ quốc tế tại Viện Thương mại Thế giới tại thành phố Bern, Thụy Sĩ; Mỹ yêu cầu tân Tổng giám đốc WTO phải chia sẻ mối quan ngại của Mỹ, trong đó phần lớn là về việc giải quyết lo ngại liên quan tới Trung Quốc.

Ông này cho rằng, tân Tổng giám đốc WTO được lựa chọn thông qua sự đồng thuận nên quan điểm “cứng rắn” của Mỹ sẽ khiến việc bầu cử trở nên phức tạp hơn. Thậm chí, tiến trình bầu chọn này có thể sẽ bị “tê liệt” khi nhiều thành viên WTO muốn chờ cho đến sau cuộc bầu cử Mỹ, với hy vọng Chính phủ Mỹ sẽ thay đổi quan điểm về vấn đề này.

Kể từ khi thành lập vào năm 1995, WTO đã có 3 tổng giám đốc là người châu Âu, trong khi châu Đại Dương, châu Á và Mỹ - mỗi châu lục từng có 1 người đảm nhận cương vị này. Mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm và ứng cử viên đắc cử phải nhận được sự ủng hộ đa số của 164 nước thành viên WTO qua mỗi lần bình chọn./.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.