Trang phục phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ có gì khác nhau?

(Baonghean.vn) - Từ xa xưa, người phụ nữ các đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An đã biết nuôi tằm, dệt vải, thêu cho mình những bộ váy duyên dáng, đẹp mắt. Trang phục của phụ nữ dân tộc còn là của hồi môn của mỗi cô gái khi xuất giá để về nhà chồng.
Người Thái ở Nghệ An có khoảng hơn 300 ngàn người. Là đồng bào dân tộc chiếm dân số lớn thứ 2 ở tỉnh Nghệ An (sau người Kinh) nên văn hóa người Thái có những điểm khác biệt và nổi trội trong các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Hai nhóm trang phục chính của phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An là trang phục phụ nữ Thái dòng Tày Mường (Thái Trắng) và phụ nữ dòng Tày Thanh (Thái Đen).
Người Thái ở Nghệ An có khoảng hơn 300 ngàn người. Là đồng bào dân tộc chiếm dân số lớn thứ 2 ở tỉnh Nghệ An (sau người Kinh) nên văn hóa người Thái có những điểm khác biệt và nổi trội trong các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Hai nhóm trang phục chính của phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An là trang phục phụ nữ Thái dòng Tày Mường (Thái Trắng) và phụ nữ dòng Tày Thanh (Thái Đen). (Trong ảnh: phụ nữ Thái dòng Tày Mường ở Quế Phong). Ảnh: Hồ Phương
Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
Các nhóm người Thái như Thái đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục nhưng vẫn có những nét riêng dễ phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Ảnh: Hồ Phương
Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.
Sự khác biệt giữa trang phục nữ của dân tộc Thái đen và Thái trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ,ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp 2 mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Trong khi đó, phụ nữ Thái đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu. Ảnh: Hồ Phương
Chân váy chính là điểm dễ nhận biết nhất trong trang phục của phụ nữ Thái. Những chiếc chấn váy của phụ nữ dòng Thái Tày Mường thường sặc sỡ, đa sắc màu, nhiều biểu tượng, và được làm cầu kỳ hơn chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Thanh.
Chân váy chính là điểm dễ nhận biết nhất trong trang phục của phụ nữ Thái. Những chiếc chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Mường thường sặc sỡ, đa sắc màu, nhiều biểu tượng, và được làm cầu kỳ hơn chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương
Trang phục của người phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ, độc đáo khác thường. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh thì mất rất nhiều thời gian và công sức của các bà, các mẹ, các chị và những người thợ. Sự tài tình của phụ nữ Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ, độc đáo khác thường. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh,  các bà, các mẹ, các chị mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tài tình của phụ nữ Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo. Ảnh: Hồ Phương
Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay. Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu từng chi tiết của trang phục nên hiện nay, dù có một số công đoạn được may (thay vì khâu tay như trước) thì để làm một bộ trang phục nữ của người Mông cũng mất khá nhiều thời gian. Riêng may phần thô thì một bộ quần áo đã mất 2 - 3 ngày, còn phần thêu thì 2 tuần. Bộ nào cầu kỳ thì cũng đến 1 tháng. Chính vì lẽ đó, giá của một bộ trang phục của phụ nữ đồng bào Mông cũng không hề nhỏ. Có những bộ váy của phụ nữ người Mông có giá hơn 30 triệu đồng.
Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay; váy, yếm được thêu bằng tay. Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu nên để  hoàn thành một bộ trang phục nữ của người Mông sẽ mất khá nhiều thời gian. Riêng may phần thô, một bộ quần áo đã mất 2 - 3 ngày, còn phần thêu thì tới 2 tuần. Bộ nào cầu kỳ thì mất tới cả tháng trời. Chính vì lẽ đó, giá của một bộ trang phục của phụ nữ đồng bào Mông cũng không hề nhỏ. Có những bộ váy của phụ nữ người Mông có giá hơn 30 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn trên váy áo của người Mông là sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác.
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn, váy áo của người Mông được chú trọng ở việc phối màu cũng như việc thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác. Ảnh: Hồ Phương
 Trang phục của người Khơ Mú hiện tại rất giống về kết cấu so với trang phục người Thái. Phụ nữ Khơ Mú mang trên mình một chiếc áo ngắn, bên trong có yếm, lưng thắt vải, váy dài, chân mang xà cạp, đầu đội khăn. Đồ trang sức của người Khơ Mú là các loại vòng tay, vòng tai, vòng cổ... chủ yếu được làm bằng bạc (có thể đeo nhiều vòng).
Trang phục của người Khơ mú hiện tại rất giống về kết cấu so với trang phục người Thái. Phụ nữ Khơ mú mang trên mình một chiếc áo ngắn, bên trong có yếm, lưng thắt vải, váy dài, chân mang xà cạp, đầu đội khăn. Đồ trang sức của người Khơ mú là các loại vòng tay, vòng tai, vòng cổ... chủ yếu được làm bằng bạc (có thể đeo nhiều vòng). Ảnh: Hồ Phương
Váy của phụ nữ Khơ Mú không có những đặc trưng rõ rệt mà có nhiều nét tương đồng với váy của người Lào. Nhìn chung, trang phục của phụ nữ Khơ Mú khá “phức tạp”, nó là sự pha trộn nhiều đặc trưng của các dân tộc khác. Khảo sát bộ nữ phục Khơ Mú, dễ dàng nhận thấy yếu tố “tiếp thu” vượt trội, thậm chí là áp đảo các tiêu chí “cách tân, đổi mới”.
Váy của phụ nữ Khơ mú không có những đặc trưng rõ rệt mà có nhiều nét tương đồng với váy của người Lào. Nhìn chung, trang phục của phụ nữ Khơ mú khá “phức tạp”, là sự pha trộn nhiều đặc trưng của các dân tộc khác. Khảo sát bộ trang phục nữ Khơ mú, dễ dàng nhận thấy yếu tố “tiếp thu” vượt trội, thậm chí là quá cách tân. Ảnh: Hồ Phương
Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của đồng bào Thổ tương đối giản đơn, có nhiều nét vay mượn song cũng không khó để nhận biết ở một vài khác biệt ... Người Thổ ở Nghệ An cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa đều bị
Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của phụ nữ người Thổ tương đối giản đơn, có nhiều nét vay mượn song cũng không khó để nhận biết ở một vài khác biệt ... Người Thổ ở Nghệ An cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa đều bị "Thái hóa". Ảnh: Hồ Phương
Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái -Thanh). Với chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy, khi mặc những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân.
Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái - Thanh). Với chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy, khi mặc những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân. Ảnh: Hồ Phương
Bấy lâu nay, trang phục của người Ơ đu sử dụng gần với trang phục người Thái và bị ảnh hưởng của văn hóa Thái. Váy, thắt lưng và khăn quấn đầu của người Ơ đu đều được dệt bằng sợi tơ tằm. Tuy nhiên, nếu như chân váy của người phụ nữ Thái thường được thêu với nhiều loại hoa văn phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ thì chân váy của người phụ nữ Ơ đu thường thêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn với so với chân váy người phụ nữ Thái.
Bấy lâu nay, trang phục của phụ nữ người Ơ đu sử dụng gần với trang phục người Thái và bị ảnh hưởng của văn hóa Thái. Váy, thắt lưng và khăn quấn đầu của người Ơ đu đều được dệt bằng sợi tơ tằm. Tuy nhiên, nếu như chân váy của người phụ nữ Thái thường được thêu với nhiều loại hoa văn, phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ thì chân váy của người phụ nữ Ơ đu thường thêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn với so với chân váy người phụ nữ Thái. Ảnh: Hồ Phương
Thân váy và áo của người phụ nữ Ơ đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ đu có tay phải dài, không có áo tay ngắn. Tuy nhiên, chiều dài của áo thì chỉ quá ngực, vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn. Được biết hiện nay giá bán mỗi bộ trang phục đầy đủ gồm có: váy, áo, dây thắt lưng, khăn quấn đầu có giá bán từ 700 ngàn – 1.000.000 đồng
Thân váy và áo của người phụ nữ Ơ đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ đu có tay phải dài, không có áo tay ngắn. Tuy nhiên, chiều dài của áo thì chỉ quá ngực, vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn. Được biết hiện nay giá bán mỗi bộ trang phục đầy đủ gồm có: váy, áo, dây thắt lưng, khăn quấn đầu có giá bán từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Ảnh: Hồ Phương
Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa lâu dài giữa các nên văn hóa, cùng sự cách tân hiện đại của những bộ trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc khiến cho trang phục truyền thống của họ cũng đa dạng và biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, điểm sâu xa của trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi chính là bản sắc, là đặc trưng mà chính những người con của họ vẫn đang gìn giữ cho đến ngày nay. Ảnh: Hồ Phương
Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa lâu dài giữa các nền văn hóa, cùng sự cách tân hiện đại khiến cho trang phục truyền thống của họ cũng đa dạng và biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, điểm đặc trưng của trang phục truyền thống miền núi chính là bản sắc mà đồng bào đang cố gìn giữ. Ảnh: Hồ Phương

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.