Trung Quốc thải ozone sang Mỹ

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học đã chỉ ra Mỹ là một trong những quốc gia bất đắc dĩ phải đón nhận lượng khí ozone cao của Trung Quốc.
 Theo các nhà nghiên cứu, khói mù từ Bắc Kinh, Trung Quốc, có thể bay đến bang California, Mỹ, nhờ những cơn gió trên biển Thái Bình Dương. Ảnh: UPI/Stephen Shaver.
Theo các nhà nghiên cứu, khói mù từ Bắc Kinh, Trung Quốc, có thể bay đến bang California, Mỹ, nhờ những cơn gió trên biển Thái Bình Dương. Ảnh: UPI/Stephen Shaver.
Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành một nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm tại Trung Quốc đang ảnh hưởng xấu đến nỗ lực cắt giảm lượng ozone của Mỹ và các quốc gia khác trong thập kỷ qua.
Ozone, hay O3, là một trong những chất mài mòn góp phần tạo thành khói mù, nạn ô nhiễm không khí khiến các cư dân ở thành phố Los Angeles, Mỹ, thường xuyên không thể ra khỏi nhà.
Ozone không được thải trực tiếp vào không khí mà là chất thải thứ cấp. Đây là phụ phẩm từ phản ứng hóa học ở tầng khí quyển thấp bao gồm những khí thải do con người sản sinh ra như nitrogen oxide, cacbon monoxide và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác. Sau khi hình thành, khí ozone sẽ lưu lại vài tuần trong không khí. Nó có thể tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ tăng cao cũng như gây ngạt thở và các vấn đề sức khỏe khác.
Theo phân tích mới nhất, từ năm 2005 đến 2010, các bang phía Tây nước Mỹ đã cắt giảm hơn 20% lượng khí thải dẫn đến hình thành ozone ở tầng đối lưu. Nhưng nồng độ ozone ở tầng bình lưu cách mực nước biển 3.050 - 9.150 mét vẫn giữ nguyên.
Các nhà nghiên cứu nhận định, lý do dẫn đến tình trạng trên là vì ozone và các khí thải gây ô nhiễm được đẩy sang Mỹ thông qua những cơn gió trên mặt Thái Bình Dương. "Lượng khí thải do Trung Quốc sản sinh ra tăng dần đều và chúng ta rõ điều gì sẽ xảy ra trong tương lai bởi nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên hơn là con người," UPI hôm qua dẫn lời Jessica Neu, đồng tác giả nghiên cứu.
Trung Quốc cũng là một nạn nhân của khói mù. Khí ô nhiễm từ Ấn Độ thường tràn vào các thung lũng ở miền nam Trung Quốc. Tình trạng khí ô nhiễm di chuyển giữa các quốc gia là một vấn đề toàn cầu. Phân tích mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc cắt giảm ô nhiễm khí quyển.
Theo VnExpress

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.