Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An: 35 năm xây dựng, trưởng thành và khát vọng vươn cao

Trần Đình Trung ((Hiệu trưởng Nhà trường))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Từ khi thành lập đến nay (1985 - 2020) Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An đã có hàng nghìn học viên được đào tạo, đóng góp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

Được thành lập vào năm 1985, với tên ban đầu là Trường Sơ cấp Nông nghiệp huyện Đô Lương. Đến năm 1986, trường trở thành Trung tâm dạy nghề rồi Trung tâm Dạy nghề Hướng nghiệp Đô Lương. Năm 2004, Trung tâm trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An. Năm 2010, được UBND tỉnh Nghệ An nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Đô Lương. Năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An quyết định đổi tên thành Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An

Từ khi thành lập đến nay (1985 - 2020) Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An đã có hàng nghìn học viên được đào tạo, đóng góp nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực. Nhiều thế hệ học viên, sinh viên thành đạt, giữ những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước... từ đó góp phần khẳng định được truyền thống và chất lượng đào tạo của nhà trường.
Học viên trường Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Nghệ An luôn phấn khởi, tự hào khi được học dưới mái trường với bề dày 35 năm đào tạo.
Học viên Trường Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Nghệ An luôn phấn khởi, tự hào khi được học dưới mái trường với bề dày 35 năm đào tạo. Ảnh: PV

Với chính sách quản lý chuyên sâu và phát triển linh hoạt, trường luôn coi trọng việc đổi mới, mở rộng và nâng cao chất lượng ngành nghề đào tạo, phát triển bền vững theo hướng đào tạo trình độ trung cấp đa ngành nghề, hệ đào tạo đa dạng. Mỗi năm, có hàng trăm học viên có việc làm ổn định sau khi ra trường, nhất là ở các ngành nghề kỹ thuật, nông lâm… Yếu tố tạo nên thành công của Nhà trường là nhờ thực hiện quán triệt, xuyên suốt nguyên lý “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với xã hội” với khẩu hiệu hành động “Mỗi người giỏi một nghề, biết nhiều nghề, giỏi một việc, biết nhiều việc, phấn đấu không ngừng học tập, rèn luyện để luôn có hiểu biết rộng, có trải nghiệm sâu, có thành quả tốt trong công việc, trong nghề nghiệp và trong cuộc sống.

Với những thành tích nổi bật trong công tác giáo dục nghề nghiệp, nhà trường được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTB&XH, UBND tỉnh tặng nhiều cờ thi đua, bằng khen các cấp, nhiều cá nhân nhà giáo, cán bộ, viên chức được phong tặng các danh hiệu cao quý của nhà nước, chiến sỹ thi đua các cấp, giáo viên giỏi các cấp.

Hiện tại, nhà trường có 2 phòng chức năng, 2 khoa đào tạo, 1 bộ môn trực thuộc trường cùng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên gần 50 người. Trong đó, có 30% thạc sĩ. Phần lớn các giáo viên đều được đào tạo và giảng dạy đúng chuyên ngành. Hàng năm, trường luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhà trường luôn đồng hành cùng học viên trong học tập cũng như trong quá trình tiếp cận với môi trường làm việc từ thực tế sinh động nhằm truyền đạt đầy đủ cho các em lượng kiến thức chuyên môn, kỹ năng, năng lực và thực tiễn nghề nghiệp; đồng thời, hình thành cho người học những giá trị, chuẩn mực đạo đức, để sau khi ra trường có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội. 

Giáo viên lớp Điện tử chỉ dẫn cho học viên trên
Giáo viên lớp Điện tử chỉ dẫn cho học viên trên "Mô hình kỹ thuật cảm biến". Ảnh: PV

Năm học 2020 - 2021, nhà trường tiếp tục tuyển sinh bậc trung cấp các ngành nghề: Hàn, Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, May thời trang, Thú y. Bên cạnh đó, nhà trường còn phối hợp với các trường đại học trong cả nước hợp tác liên kết mở các lớp đào tạo liên thông đại học Kế toán doanh nghiệp, Tài chính - ngân hàng, Quản lý kinh tế. Đồng thời, nhà trường còn liên tục tuyển sinh hệ sơ cấp, các lớp đào tạo ngắn hạn, dạy nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, nông lâm dành cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh phối hợp cùng doanh nghiệp trong quá trình giáo dục, tư vấn và giải quyết việc làm sau đào tạo.

Với phương châm “Học đi đôi với hành”, Nhà trường đã, đang phối hợp tốt với các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học viên thực tập rèn nghề từ thực tiễn sản xuất kinh doanh dịch vụ tại các doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện để học viên vận dụng được những bài học trên lớp vào thực tiễn, giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn, năng lực nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng sau khi ra trường.

Giờ học may của học sinh nhà trường Ảnh: Đức Anh
Giờ học may của học sinh nhà trường. Ảnh: Đức Anh

Các thế hệ thầy và trò nhà trường luôn xác định xây dựng “văn hóa học đường” là một trong những khâu then chốt, làm nên thương hiệu của trường. Muốn tạo dựng được điều đó phải có sự gắn kết, cùng chung tay, chung sức xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học viên của nhà trường. Vì vậy, trường đã chú trọng xây dựng cảnh quan trường học, xây dựng văn hóa trong tổ chức, kết hợp với văn hóa trong ứng xử.

Song song đó, Nhà trường xây dựng triết lí, sứ mạng, tầm nhìn, những chuẩn mực văn hóa học đường trên cơ sở văn hóa cảnh quan giáo dục,văn hóa công sở, văn hóa ứng xử. Từng hành động, lời nói, giao tiếp…cho đến cái “tình”, cái “nghĩa”, mọi người quý mến nhau, cùng nhau làm việc, cùng nhau trưởng thành. Với triết lý đó, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An luôn được xem là “ngôi nhà thứ hai” của các thế hệ thầy và trò - một “ngôi nhà của cộng đồng”, nơi không chỉ giáo dục nghề nghiệp mà còn thể hiện được tình thương, trách nhiệm. Là địa chỉ để tất cả mọi người học tập, rèn luyện. Từ đó, giúp cho người học nhận thức sâu sắc được nghề nghiệp và hình thành nhân cách cho bản thân. 

Học viên trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Nghệ An luôn được thực hành trên hệ thống máy hiện đại; Ngoài các lớp học về Điện, Điện công nghiệp…, học viên ở đây còn được học các lớp nghề gò, hàn.
Học viên Trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật Tây Nam Nghệ An luôn được thực hành trên hệ thống máy hiện đại; Ngoài các lớp học về Điện, Điện công nghiệp…, học viên ở đây còn được học các lớp nghề gò, hàn.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và của cả nước trong tương lai, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An chủ trương tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo để phát triển thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm của tỉnh; là một trong những cơ sở chủ lực trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao vừa có tay nghề, vừa có đạo đức cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Truyền thống 35 năm xây dựng, phát triển và khát vọng vươn cao, các thế hệ thầy và trò nhà trường đã, đang, sẽ nỗ lực cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ. Năm 2020, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập đơn vị, 10 năm được nâng cấp thành trường trung cấp, nhà trường vinh dự được đón nhận cờ thi đua của Bộ LĐ,TB&XH cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng. Đó là động lực lớn lao, là niềm cổ vũ động viên để Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Nam Nghệ An phát huy truyền thống vẻ vang, tạo thế và lực mới cho sự phát triển bền vững trong tương lai. 

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.