Đẩy nhanh tiến độ thi công hồ chứa nước bản Mồng

(Baonghean.vn) - Một số hạng mục của hồ chứa nước bản Mồng đang được đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên công tác đền bù, GPMB của địa phương chậm, khiến một số hạng mục chưa được thi công.

Một số hạng mục được đẩy nhanh tiến độ

Hồ chứa nước bản Mồng là công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh, được Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 4,5 nghìn tỷ đồng. Công trình được xây dựng trên địa bàn 2 xã: Châu Bình (Quỳ Châu) và Yên Hợp (Quỳ Hợp). Công trình có các hạng mục chính: 1 đập chính, 1 nhà máy điện công suất 42 MW, 3 đập phụ, kênh thông hồ và kênh tiêu Châu Bình. Sau khi hoàn thành, hồ chứa nước bản Mồng cung cấp nước tưới cho 18.871 ha vùng ven sông Hiếu và cấp nước cho sông Cả về mùa kiệt khoảng 22 m3/s.

Hiện một số hạng mục đã và đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ. Tổng Công ty 36 – Bộ Quốc phòng là đơn vị thi công 2 hạng mục: Kênh tiêu Châu Bình và Kênh thông hồ. Trung tá Võ Văn Ba – Giám đốc Công ty 36.20 (Bộ Quốc Phòng), cho biết: Sau hơn 1 năm khởi công, đến nay nhiều hạng mục trong 2 hạng mục chính do đơn vị thực hiện đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, đã đạt được nhiều khối lượng công việc.

gia cố kênh tiêu Châu Bình
Gia cố kênh tiêu Châu Bình

Anh Vũ Hoàng Giang – Chỉ huy trưởng của Công ty 36.32 cho biết: Công ty huy động 12 máy đào, 6 máy ủi, 40 ô tô vận tải và 200 công nhân đến thi công gói thầu này. Sau 11 tháng chính thức thi công, đơn vị đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng công trình. Trong đó, đã thông xe 2 cầu, 2 cầu đang lao dầm, 1 cầu ở đập phụ 3 chưa triển khai do chưa giải phóng được mặt bằng. Các tuyến đường qua cầu đã được đào đắp đất, phương tiện giao thông đi lại được. Phần kênh tiêu, 2/4 chiều dài đã cơ bản hoàn chỉnh, 2 km còn lại đã đào được cơ thứ nhất. Hiện công nhân đang triển khai đổ mái, ghép đá hộc tại các điểm cong của kênh. 

Kênh tiêu Châu Bình đã hoàn thành trên 80% khối lượng công trình.
Kênh tiêu Châu Bình đã hoàn thành trên 80% khối lượng công trình.

Đoạn còn lại của kênh tiêu Châu Bình dài 4 km, từ K4 đến K8, do Công ty 36.20 (Tổng Công ty 36 – Bộ Quốc phòng) đang thi công. Có mặt tại công trình, anh Nguyễn Việt Hùng – Chỉ huy trưởng cho biết: Đến thời điểm này đơn vị đã thực hiện được khoảng 90% khối lượng công việc của gói thầu. Trên đoạn kênh này có 4 cầu cứng, hiện đơn vị đã thi công xong cầu, phần kênh tiêu đã thông tuyến được 90% chiều dài. 10% chiều dài còn lại, do vướng mắc mặt bằng tại 4 hộ dân của xóm Hợp Thành, xã Yên Hợp nên đơn vị tạm ngừng thi công tại vị trí đó. 

Cần đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Ba đập phụ là một trong những hạng mục chính của công trình Hồ chứa nước bản Mồng, nằm trên địa bàn xã Châu Bình, do Công ty TNHH Minh Quang (Quỳnh Lưu)  thi công. Hiện nay đơn vị đang thi công tại đập phụ số 1, thuộc bản Hòa Bình, xã Châu Bình, còn đập phụ 2 và đập phụ 3 chưa thi công. Đập phụ 1 dài 700 m, nhưng mới thi công được hơn 250 m, trong đó phần lớn đã được kè đá mái dương và đã hoàn thành cống lấy nước dưới thân đậpdo nhiều diện tích đất sản xuất chưa được nhà nước đền bù tiền cho người dân. Đặc biệt, còn một số ngôi mộ tại nghĩa trang địa phương chưa được di dời, khiến công việc thi công không được thông suốt.

Hiện tại Công ty 36.32 đang vướng mắc tại bãi thải đất số 6 và số 7. Bãi thải số 6 có diện tích 8,1 ha, bãi số 7 diện tích 9,2 ha. Hiện tại, diện tích đất tại 2 bãi thải này đang tranh chấp, do đất chồng lấn giữa người dân với Công ty lâm nghiệp Cô Ba, các cấp ngành chưa giải quyết kịp thời. Đường từ nơi thi công đến bãi thải đất cũng đang bế tắc, do trước đây quy hoạch rộng 3 m, không phù hợp với việc thi công, sau này chủ đầu tư quy hoạch lại rộng 6 – 7 m, nên công tác giải phóng mặt bằng còn vướng mắc.

Theo báo cáo tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng Hồ chứa nước bản Mồng của UBND huyện Quỳ Châu, đến hết tháng 11/2015, công tác bồi thường, hỗ trợ của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ TĐC huyện đã tiến hành lập hồ sơ đền bù cho 455/531 hộ dân, đạt 86% và đã tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC được 7 đợt với 374 hộ tại 8 xóm, với tổng kinh phí 100,12 tỷ đồng, trong đó đã chi trả 7 đợt với tổng số tiền 88,419 tỷ đồng.

Bãi thải số...... chưa bàn giao hết mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.
Bãi thải từ số 1 đến số 7chưa bàn giao hết mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

Diện tích đất đã thu hồi và bàn giao mặt bằng cho các đơn vị thi công 66,68 ha/119 ha (đạt 56%). Diện tích đất đã thu hồi này bàn giao mặt bằng cho công trình đập phụ 1, bãi thải số 1, bãi thải số 2, bãi thải số 3, bãi thải số 4, bãi thải số 5, tuyến kênh tiêu Châu Bình, đường thi công và cầu trên tuyến đường lên đập phụ 3, 1A, 2, 3, 5, 6. Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ TĐC huyện Quỳ Châu cũng đã hoàn thành phương án bồi thường, hỗ trợ cho 28 hộ có đất chồng lấn trong đất lâm trường Cô Ba, tiến hành niêm yết công khai lấy ý kiến góp ý của nhân dân. Đồng thời, lập hồ sơ dự toán phần hỗ trợ khác, chi phí đầu tư vào đất cho các hộ chồng lấn, trình UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan xem xét, quyết định.

Về công tác quy hoạch, xây dựng các khu TĐC, thời gian qua, UBND huyện Quỳ Châu đã chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ TĐC phối hợp với UBND xã Châu Bình, Lâm trường Cô Ba tiến hành khảo sát, lựa chọn địa điểm để bố trí TĐC xen dắm theo chủ trương của UBND tỉnh, với diện tích 343,7 ha, thuộc các tiểu khu 193, 198 và 217. Phê duyệt bổ sung thêm  2 địa điểm khảo sát lập quy hoạch TĐC tại khu vực Na Cáng, bản Bình 3 và khu vực Bù Đông, bản quỳnh 2, với tổng diện tích bổ sung 234,63 ha.

Tuy nhiên công tác quy hoạch TĐC, quy hoạch đất sản xuất cho dân còn chậm, hiệu quả chưa cao. Một số hạng mục, tuyến đường thi công, vận chuyển điều chỉnh chưa kịp thời nên Ban quản lý dự án chưa bàn giao hồ sơ trích đo kịp thời cho Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng.

Vướng mặt bằng nên công trình đập phụ 1 phải ngừng họat động trong thời gian qua.
Vướng mặt bằng nên công trình đập phụ 1 phải ngừng họat động trong thời gian qua.

Kế hoạch đặt ra của UBND huyện Quỳ Châu, trong năm 2015, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC tại các hạng mục đập phụ 1, 2, 3; kênh tiêu Châu Bình; kênh thông hồ và đường thi công từ số 1 đến số 9; bãi thải số 1 đến số 7. Trước mắt sẽ phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC cho 53 hộ phát sinh thêm và 28 hộ có đất chồng lấn trong lâm trường Cô Ba, sau khi được cấp thẩm quyền điều chỉnh tổng mức đầu tư. Theo kế hoạch của UBND huyện Quỳ Châu, từ nay đến hết năm 2016 huyện sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC  cho các hộ dân bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở; bồi thường GPMB các hạng mục phát sinh sau khi được cấp thẩm quyền điều chỉnh  tổng mức đầu tư; từ năm 2017 đến hết 2018 sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ TĐC khu vực lòng hồ bản Mồng.

Để giải quyết nhanh công tác GPMT tại các hạng mục xây dựng thuộc dự án hồ chứa nước bản Mồng, các cấp, ngành địa phương cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, trong đó cần quan tâm đến khu vực xây dựng nghĩa trang nhân dân bản Hòa Bình để các hộ dân di dời mồ mả, bàn giao mặt bằng thi công. Ban quản lý Dự án Hồ chứa nước bản Mồng cần chuyển số tiền còn lại khoảng 12 tỷ đồng của phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC phê duyệt để chi trả cho các hộ dân còn lại theo quy định. UBND tỉnh và các ngành liên quan có quyết định chính sách hỗ trợ hợp lý cho việc bồi thường phần diện tích đất chồng lấn trong lâm trường Cô Ba, các hộ dân đang định canh, định cư.

Xuân Hoàng 

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.