Mang dưa rẫy về trồng trong vườn nhà

(Baonghean.vn) - Dưa rẫy của người Mông lâu nay chỉ trồng được trên núi cao thế nhưng xã biên giới Nậm Nhóng đã thử đưa về trồng trong vườn nhà và mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bà Vi Thị Sinh (bên phải) - người đầu tiên đưa dưa rẫy về trồng tại bản Na.
Bà Vi Thị Sinh (bên phải) - người đầu tiên đưa dưa rẫy về trồng tại bản Na.

Chúng tôi đến nhà bà Vi thị Sinh ở bản Na xã Nậm Nhoóng, người đầu tiên đưa dưa về bản trồng, bởi  2 ông bà già không thể đi làm rẫy như người ta. Nhìn thấy người cùng làng đi làm rẫy có dưa bán được nhiều tiền, có người  giàu lên nhờ dưa rẫy, đêm trăn trở suy nghĩ, bà  Sinh quyết định trồng thử 20 gốc quanh nhà. Qua thời gian dưa phát triển tốt, 45 ngày đã bắt đầu cho quả bói, hơn 2 tháng dưa đã cho đến 3 tạ quả, thương lái đi qua cũng đòi mua để bán ở chợ huyện.

Bà Vi Thị Xinh, bản Na xã Nậm Nhoóng huyện Quế Phong chia sẻ : “Gia đình không chỉ có dưa ăn mà còn bán được 4 triệu đồng, nói thật chưa khi mô có tiền nhiều như ri”. 

Dưa rẫy đưa về bản trồng vẫn giữa nguyên được vị ngon, ngọt, dòn và mát, mỗi quả nặng từ 1-2 kg, giá bán đầu mùa 25-30 ngàn đồng/ kg, giá chính vụ 15-20 ngàn đồng/kg. Đặc biệt, dưa này đặc ruột, ít hạt nên dùng dưa làm salad, nộm rất được nhiều người thích. Dưa này có thể trồng 3 vụ/năm, là đặc sản của vùng cao Nghệ An và bắt đầu trồng từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm.”

Những quả dưa đôi khi nặng đến 2kg.
Những quả dưa đôi khi nặng đến 2kg.

Thấy bà Xinh trồng được dưa ở bản, nhiều hộ dân truyền tai nhau nghe, những hộ có ít người, lao động yếu không thể đi rẫy cũng cuốc đất trồng thử như chị Lữ Thị Xanh Bản Huôi Cam, chị Lữ Thị Phương bản Na Khích,..đến nay toàn xã đã có hơn  1 ha dưa rẫy trồng trong các bản..

Dưa rẫy đưa về bản trồng bước đầu đã đưa lại hiệu quả đáng mừng, đó sẽ là cơ sở cho những hộ gia đình có ít người, lao động yếu, tận dụng diện tích bỏ hoang để phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Chính vì vậy năm 6 tháng cuối năm 2016 và năm 2017, xã Nậm Nhoóng chủ trương đưa cây dưa vào trồng đại trà ở tất cả các thôn bản với tổng diện tích khoảng 6 ha.

Dưa rẫy được bán ở chợ vùng cao Quế Phong.
Dưa rẫy được bán ở chợ vùng cao Quế Phong.

 Ông Vi Văn Tình, PCT UBND xã Nậm Nhóng huyện Quế Phong nói: Để khuyến khích bà con sản xuất chúng tôi sẽ xin huyện hỗ trợ tiền phân bón, tìm kiếm đầu ra hỗ trợ cho bà con tránh tình trạng ép giá khi dưa cho sản lượng chính vụ. 

Dưa rẫy đưa về bản là một hướng đi mới cho không chỉ người dân xã Nậm Nhoóng mà các xã khác có điều kiện thời tiết đặc thù lạnh như Tri Lễ, Thông Thụ, Nậm Giải cũng có thể triển khai,  để giúp cho những hộ gia đình thiếu lao động khỏe mạnh phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Vân Thanh

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.